Biểu hiện thường gặp của nhân viên trong môi trường làm việc

(Hình minh họa: Sureface/Unsplash)

Trong môi trường làm việc có nhiều kiểu nhân viên, và cung cách làm việc của họ chính là nhân tố đem lại thành công cho công ty.

Theo Jason Buechel, CEO của chuỗi cửa hàng tạp hóa Whole Foods thuộc sở hữu của Amazon, nói với CNBC Make It, việc các nhân viên cứ bám theo một cách làm, hoặc không để ý, quan sát đồng nghiệp của mình, sẽ không chỉ cản trở sự phát triển của chính nhân viên ấy, mà còn của cả công ty một cách đáng kể.”

Trước khi tiếp quản Whole Foods vào Tháng Chín năm 2022, CEO Buechel dành 11 tháng trời để chuẩn bị công việc điều hành của mình. Ông học hỏi và làm việc chung với người đồng sáng lập John Mackey, người giữ chức vụ giám đốc điều hành của thương hiệu trong suốt 42 năm.

Buechel chia sẻ ông không phải là người dễ thích nghi nhất, nhưng đã phải thích nghi, phải thay đổi, “đặc biệt là trong thế giới ngày nay, khi nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, mọi thứ luôn thay đổi,” ông nói.

Ông rất chú trọng đến động lực của nhóm. Việc tuyển dụng mới, nghỉ việc và thăng chức có nghĩa là các nhóm làm việc luôn thay đổi. Những người sếp có đầu óc mở mang sẽ điều chỉnh một cách nhất quán để phù hợp với nhân sự mới của họ và những nhân viên dễ thích nghi sẽ chủ động tìm ra cách mới, hiệu quả, để đóng góp cho công ty.

Ông đánh giá cao nhân viên đóng góp, phản hồi mang tính xây dựng. “Nếu bạn không tích cực áp dụng những lời phê bình của sếp đối với công việc của mình, bạn sẽ dễ dàng bị coi là người thiếu linh hoạt và không có khả năng chấp nhận những lời chỉ trích,” ông nói.

(Hình minh họa: Unsplash)

Tính linh hoạt là một đặc điểm có giá trị ở nhiều nơi làm việc, như giám đốc điều hành Amazon – Andy Jassy nói rằng mọi người chỉ có cơ hội thành công khi họ từ bỏ tâm lý biết tất cả. “Khoảnh khắc bạn nghĩ mình biết tất cả cũng chính là giây phút bạn bắt đầu thư giãn,” Jassy đã nói với podcast “The Path” của LinkedIn hồi Tháng Năm.

Jassy khuyên mọi người hãy nắm bắt những cơ hội mới để học hỏi và luôn tò mò. Điều này giúp bạn tiếp tục gắn bó với sự nghiệp và sở thích của bản thân, khiến bạn hạnh phúc hơn và giúp bạn quản lý tốt hơn những khúc mắc không thể tránh khỏi trong suốt hành trình sự nghiệp của mình.

“Có một số người đã đạt đến một mức độ nhất định và nếu phải học thêm cái gì đó, họ cảm thấy giống như mình bị phỉ báng, coi thường,” Jassy nói. “Những người thành đạt nhất là những người ham học hỏi. Tôi từng làm việc chung với những người giỏi trong giai đoạn đầu sự nghiệp của họ, và người thành công đều là những người có khả năng học hỏi tuyệt vời. Có cả một kho tàng về kiến thức, cơ hội và mối quan hệ mới mà bạn có thể khám phá nếu bạn muốn làm điều đó.”

Trong cuốn sách của mình, giáo sư Adam Grant của trường The Wharton School of the University of Pennsylvania đề cập đến ba kiểu người trong môi trường làm việc, tương ứng với cách mà họ cư xử, tương tác với người khác trong công việc: người nhận, người trao đổi, và người cho đi.

Người nhận (kaker) nhìn cuộc đời như một cuộc đua khốc liệt, vì nghĩ rằng không ai quan tâm đến mình. Những người này đặt lợi ích của mình lên hàng đầu, nên họ chỉ tích cực giúp đỡ người khác khi nhận ra lợi ích mà họ có được vượt quá những gì họ bỏ ra.

Người trao đổi (matcher) hoạt động theo kiểu “có đi có lại.”Nghĩa là họ sẽ giúp lại đúng người mà họ từng được người ấy giúp. Và khi giúp ai đó, họ mong chờ được giúp lại, vì nghĩ rằng có như vậy thì “mới toại lòng nhau.”

Người cho đi (giver) thường tập trung vào người khác hơn là bản thân họ. Họ rất quan tâm đến những gì người khác cần ở họ; dù đó là ý tưởng, thời gian hay lời khuyên. Giáo Sư Grant cho rằng đây là trường hợp hiếm gặp tại nơi làm việc, mà thường là chỉ trong gia đình mới đối xử với nhau như thế.

Trong ba kiểu nhân viên thường gặp nêu trên, “giver” được cho là những người xuất sắc hơn cả. Trong bất cứ lĩnh vực nào, đều sẵn sàng giúp đỡ người khác và không vì thế mà bị kìm hãm trước thành công. Giáo Sư Grant cho rằng những người này có chiến lược rõ ràng trong các lựa chọn và giới hạn mà họ đặt ra. Điều này khiến họ trở nên thu hút và được các nhà tuyển dụng ưu ái.

Trong cuốn sách của mình, Giáo Sư Grant cho rằng “giver” là dấu hiệu của một người thông minh. Tất nhiên, không phải “giver” nào cũng có những điểm mạnh vượt trội, họ cứ chấp nhận lời đề nghị của người khác, luôn cho đi và cuối cùng bị… kiệt sức.

(theo CNBC và nguồn tổng hợp)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: