Chớ coi thường thói quen cắn móng tay

(Hình minh họa: RDNE Stock/Pexels)

Cắn móng tay là thói quen phổ biến mà nhiều người không thể bỏ được, kể cả khi đã trưởng thành. Mặc dù có vẻ là hành động vô thức hoặc biểu lộ sự lo lắng, nhưng thực tế, cắn móng tay còn tiết lộ rất nhiều điều về tính cách và cảm xúc của bạn.

Vậy thì thói quen này nói lên điều gì về bạn?

Bạn có thể là người cầu toàn

Bạn có thường xuyên cắn móng tay khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch không? Điều này chỉ ra rằng bạn thuộc nhóm người tỉ mỉ đến từng chi tiết. Một lý do phổ biến khiến mọi người cắn móng tay là sự thất vọng khi mục tiêu của họ không đạt được. Nếu bạn có nhu cầu mãnh liệt về việc mọi thứ phải hoàn hảo, ngay cả những trở ngại nhỏ cũng khiến bạn khó chịu. Cắn móng tay lúc này là cơ chế đối phó với sự khó chịu đó.

Không có gì sai về tính cầu toàn, bạn chỉ quan tâm đến việc làm đúng mọi việc, nhưng không phải cái gì cũng hoàn hảo mọi lúc. Khi bạn thấy mình cắn móng tay vì có điều gì đó không diễn ra theo đúng ý, thì hãy bình tĩnh và thử lại sau.

Giúp bạn giữ bình tĩnh

Dù tin hay không, cắn móng tay cũng là cách để não bạn bình tĩnh lại. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người có xu hướng cắn móng tay khi họ buồn chán, căng thẳng hoặc phấn khích. Trong những tình huống này, cắn móng tay tạo ra sự xao nhãng tạm thời giúp cân bằng những cảm xúc mạnh mẽ. Hành động đơn giản này khiến bạn cảm thấy kiểm soát được bản thân hơn, ngay cả khi chỉ trong vài giây.

Tuy nhiên, ngay cả khi cắn móng tay giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong giây lát, thì nó cũng trở thành thói quen khó bỏ. Để cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc của mình, bạn phải nhận thức được khi nào và tại sao mình làm điều đó.

Một thói quen do căng thẳng

Khi căng thẳng hoặc lo lắng, nhiều người cắn móng tay. Hành vi này thường bắt đầu từ thời thơ ấu như một cách để đối phó với những cảm xúc như lo lắng hoặc sợ hãi. Ngay cả khi trưởng thành, nhiều cá nhân vẫn cắn móng tay trong những hoàn cảnh căng thẳng. Ví dụ như cắn móng tay khi đang họp kinh doanh hoặc khi đang chờ điểm thi.

Cắn móng tay tạm thời khiến bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, nhưng không hoàn toàn giải quyết được vấn đề. Nếu căng thẳng khiến bạn cắn móng tay, hãy tìm những cách lành mạnh hơn để đối phó, chẳng hạn như hít thở sâu hoặc nghỉ giải lao ngắn để đầu óc thư thái.

Do di truyền

Có lẽ bạn đã có thói quen cắn móng tay nếu một trong hai hoặc cả hai cha mẹ bạn đều làm điều đó khi họ còn nhỏ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cắn móng tay được di truyền theo gen. Sau đó, người con học thói quen cắn móng tay ngay cả khi cha mẹ từ bỏ trước khi người con chào đời.

Trong một số trường hợp, cắn móng tay còn liên quan đến việc mút ngón tay cái khi còn nhỏ – một hành vi mà nhiều trẻ em sẽ bỏ khi lớn lên, nhưng một số trẻ vẫn tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Nếu bạn thấy con mình cắn móng tay, hãy kiểm tra xem những thành viên khác trong gia đình có thói quen tương tự không.

Liên quan đến những khoảnh khắc ám ảnh

Cắn móng tay đôi khi còn liên quan đến hành vi giống như rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Điều này chỉ ra rằng đối với nhiều người, cắn móng tay không chỉ là một thói quen đơn giản, họ có một động lực mạnh mẽ để cắn móng tay và thấy khó để từ bỏ. Tương tự như các hành động theo thói quen khác như giật tóc hoặc cào da, cắn móng tay có nguy cơ phát triển thành một cơ chế đối phó với những suy nghĩ phiền muộn không thể biến mất.

Những người có xu hướng ám ảnh cưỡng chế thường cảm thấy lo lắng và cắn móng tay mang lại sự giải tỏa tạm thời. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận ra khi nào thói quen này bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu cắn móng tay khiến bạn cảm thấy không thể kiểm soát, hãy nhanh chóng trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu về cách kiểm soát các hành vi ám ảnh.

Không hài lòng với chính mình

Cắn móng tay cũng được xem như một dấu hiệu cho thấy bạn đang cảm thấy không hài lòng với chính mình. Nhiều người có tính cách Loại A, những người có động lực và hướng đến mục tiêu, cắn móng tay khi họ thất vọng về hiệu suất của mình. Nếu bạn liên tục thúc đẩy bản thân đạt được nhiều hơn, thì việc cắn móng tay giúp bạn kìm nén cảm giác thất bại hoặc thất vọng.

Đôi khi, thói quen này thậm chí còn được so sánh với hành vi tự làm hại bản thân, vì đây là cách thể hiện sự tức giận hoặc thù địch với chính mình. Mặc dù không quá nghiêm trọng như các hình thức tự làm hại bản thân khác, nhưng việc liên tục cắn móng tay như một dấu hiệu cho thấy bạn đang đấu tranh với lòng tự trọng của mình. Nếu điều này nghe có vẻ quen thuộc, thì bạn phải nhắc nhở bản thân rằng không ai là hoàn hảo và ai cũng mắc lỗi. Học cách tử tế hơn với chính mình để từ bỏ thói quen cắn móng tay.

Ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

Mặc dù cắn móng tay không gây ra tổn thương vĩnh viễn, nhưng chắc chắn sẽ tạo nên một số tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Những người cắn móng tay mãn tính thường có móng tay ngắn, không đều và lớp biểu bì bị tổn thương. Việc nhai liên tục cũng gây nhiễm trùng, vì vi khuẩn và vi trùng từ tay bạn sẽ dễ dàng xâm nhập từ miệng.

Ngoài ra, cắn móng tay còn làm hỏng răng của bạn. Việc nhai móng tay sắc nhọn khiến cho răng bị lệch khỏi vị trí vì nó tạo ra nhiều áp lực lên răng, cuối cùng dẫn đến bệnh nướu răng, răng bị sứt mẻ hoặc thậm chí gãy răng.

Nếu bạn từng cắn móng tay trong nhiều năm, có lẽ đã đến lúc tìm những cách lành mạnh hơn để đối phó với căng thẳng hoặc sự buồn chán. Cắt tỉa móng tay, dùng sơn đánh bóng có vị đắng hoặc tìm một hoạt động giải tỏa căng thẳng mới để từ bỏ thói xấu này.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: