Đường trong thứ ăn khiến trẻ có nguy cơ bị béo phì

(Hình minh họa: Pixabay)

Theo dữ liệu từ Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh, khoảng một trong năm trẻ em và thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ hiện đang sống chung với bệnh béo phì.

Béo phì ở trẻ em có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm huyết áp cao và bệnh tim, tiểu đường và các vấn đề về hô hấp, cũng như các vấn đề tâm lý.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây béo phì ở trẻ em là tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có đường, trẻ em Mỹ ăn gần gấp ba lần mức khuyến nghị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là 6 muỗng cà phê đường bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng đường bổ sung chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số lượng đường mà chúng ta dung nạp trong khẩu phần ăn uống của mình.

Junyang Zou, nhà dịch tễ học tại University of Groningen ở Hà Lan, cho biết trong một tuyên bố: “Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm có đường được coi là yếu tố nguy cơ gây thừa cân và béo phì ở trẻ em và vì vậy trẻ em nên ăn ít thực phẩm giàu đường như bánh kẹo, bánh ngọt và đồ uống có đường, đồng thời ăn nhiều trái cây và các sản phẩm từ sữa không đường, chẳng hạn như sữa và sữa chua.”

“Tuy nhiên, trong khi trái cây và các sản phẩm từ sữa không đường, được coi là tốt cho sức khỏe, lại chứa lượng đường nội tại cao, tức là đường tự nhiên trong thực phẩm chứ không phải được thêm vào.

Các nhà nghiên cứu muốn biết nguồn đường, được thêm vào hay đường nội tại, ảnh hưởng đến khả năng phát triển thừa cân hoặc béo phì. Mối liên hệ này được nghiên cứu trước đây, nhưng có kết quả trái ngược nhau.

Để làm rõ điều này, Zou và các đồng nghiệp trích xuất dữ liệu từ nghiên cứu GECKO Drenthe, một nghiên cứu dài hạn đang diễn ra về trẻ em sinh từ năm 2006 đến năm 2007 ở miền bắc Hà Lan, rồi phân tích các con số để xem liệu có mối liên hệ nào giữa tổng lượng đường tiêu thụ trong thời thơ ấu và việc tiêu thụ các nguồn đường khác nhau đối với cân nặng, tăng cân và béo phì ở trẻ em hay không.

Tổng cộng, 817 trẻ em 3 tuổi, có cân nặng khỏe mạnh, được đưa vào phân tích. Trung bình, những đứa trẻ này ăn trung bình 112 gam (4 ounce) đường mỗi ngày, bao gồm cả đường tự nhiên và đường bổ sung. Các nguồn đường chính như sau:

Đồ uống có đường: trung bình 41.7 gam (1,5 ounce) mỗi ngày

Các sản phẩm từ sữa: 18.6 gam (0,7 ounce) mỗi ngày

Đồ ăn nhẹ có đường: 13.1 gam mỗi ngày

Trái cây: 13 gam (0,5 ounce) mỗi ngày.

Ở độ tuổi 10 và 11, 102 đứa trẻ trong số này bị thừa cân hoặc béo phì. Điều thú vị là, tổng lượng đường tiêu thụ ở độ tuổi 3 dường như không liên quan đến chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) ở độ tuổi 10 và 11. Tuy nhiên, yếu tố liên quan đến chỉ số BMI cao hơn là lượng đường tiêu thụ từ đồ ăn nhẹ có đường.

Đường có trong nhiều loại trái cây. (Hình minh họa: Unsplash)

Ngược lại, lượng đường ăn vào hàng ngày cao hơn từ trái cây nguyên quả có liên quan đến chỉ số BMI thấp hơn và ít tăng cân hơn ở độ tuổi 10 và 11.

Lượng đường hấp thụ cao hơn từ các sản phẩm sữa dạng lỏng không đường như sữa cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì hoặc chỉ số BMI thừa cân.

Trẻ em ăn nhiều nhất các sản phẩm sữa này khi 3 tuổi có nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì ở độ tuổi 10 và 11 thấp hơn 67% so với những trẻ ăn ít nhất.

Thử nghiệm không tìm hiểu lý do tại sao những nguồn đường khác nhau này lại ảnh hưởng đến cân nặng một cách khác nhau. Mặt khác, các nhà khoa học cho rằng có thể liên quan đến việc đường từ một miếng trái cây chậm hơn so với đồ ăn nhẹ có đường, cũng như sự khác biệt trong cách đường từ các loại thực phẩm khác nhau tương tác với cơ thể chúng ta.

Tất nhiên là khám phá này cũng dựa trên các mối liên hệ và quan sát, vì vậy cần nhiều công việc hơn để xác nhận bất kỳ cơ chế sinh hóa tiềm năng nào đang diễn ra ở đây. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy, khi nói đến béo phì ở trẻ em, nguồn đường có thể quan trọng hơn số lượng.

“Trẻ em nên được khuyến khích ăn trái cây và sữa thay vì sữa ngọt, đồ uống sữa chua, kẹo, bánh ngọt và các thực phẩm giàu đường khác,” Zou nói.

Kết quả được trình bày tại Hội Nghị Châu Âu về Béo Phì (European Congress on Obesity) ở Venice, Ý, vào Tháng Năm 2024.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: