Trứng trở thành thực phẩm độc hại, nếu…

(Hình minh họa: Joseph Gonzalez/Unsplash)

Luộc trứng quá lâu, ăn trứng sống hoặc lòng đào, chỉ ăn lòng đỏ, bỏ lòng trắng, chiên trứng quá kỹ, ăn trứng khi đói,… sẽ làm mất hết bổ dưỡng, mà còn gây hại.

Trứng luộc càng lâu càng tốt? Không đúng. Khi luộc quá lâu, một số chất dinh dưỡng trong lòng trắng và lòng đỏ trứng có thể kết hợp với nhau tạo thành sulfide sắt – một hợp chất khó tiêu hóa và có thể gây kích ứng đường ruột. Ngoài ra, sulfide sắt còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, về lâu dài có thể gây thiếu máu.

Để tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng của trứng và tránh những tác hại khác, bạn nên luộc trứng vừa chín tới, tức là khoảng 7-8 phút sau khi nước sôi.

Trứng sống hoặc chưa được nấu chín có thể chứa vi khuẩn Salmonella – một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn này có thể xâm nhập qua vỏ trứng, lòng trắng hoặc lòng đỏ, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, sốt, đau bụng,… Nguy cơ này đặc biệt cao đối với nhóm người có hệ miễn dịch yếu, như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai.

Trứng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là sau khi đã được nấu chín. Khi để trứng ở nhiệt độ phòng hoặc không được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh, vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng và gây ngộ độc thực phẩm khi ăn.

(Hình minh họa: Tamanna Rumee/Unsplash)

Trong một số trường hợp, trứng để qua đêm và hâm nóng lại nhiều lần có thể tạo ra các chất độc hại như hydrogen sulfide, gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Nhiều người thích chiên xào. Trứng chiên với quá nhiều dầu mỡ có thể làm tăng lượng chất béo và cholesterol nạp vào cơ thể khi ăn, gây hại cho tim mạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Lòng trắng trứng chứa phần lớn protein, trong khi lòng đỏ chứa hầu hết chất béo và cholesterol. Chỉ ăn lòng đỏ trứng về lâu dài sẽ khiến bạn thiếu hụt protein – một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể đồng thời nạp vào quá nhiều chất béo và cholesterol, có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch.

Lượng protein cao trong trứng khi kết hợp với axit dạ dày tiết ra khi đói bụng có thể tạo ra các chất khí gây đầy hơi, khó chịu, buồn nôn và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trứng chứa ít chất xơ, khi ăn lúc đói bụng có thể làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là nếu bạn không uống đủ nước.

Trong sữa đậu nành có trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ tạo thành một hợp chất kết tủa, làm cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Cả trứng và sữa đậu nành đều là những thực phẩm giàu protein. Ăn trái trứng, tiện thể làm luôn ly sữa đậu nành, bạn dễ bị đầy bụng, khó tiêu.

(theo Health Digest)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: