Nỗi nhớ tác động mạnh đến cảm xúc, vì sao?

(minh họa: Arun Prakash/Unsplash)

Một âm thanh phát ra từ đâu đó, hoặc mùi hương bất chợt thoảng qua, có thể đưa bạn trở về quá khứ, và bạn sẽ thấy phấn khích quay lại ký ức nhiều hơn. Đó gọi là nỗi nhớ.

Ngay cả khi không tìm đến nó, nỗi nhớ vẫn vảng vất, và nhiều người cũng có xu hướng tìm về quá khứ. Theo Merriam-Webster, nỗi nhớ là “một sự khao khát đa cảm về việc quay trở lại hoặc về một giai đoạn nào đó trong quá khứ hoặc một tình trạng không thể phục hồi.”

Đó là một “trải nghiệm cảm xúc lẫn lộn nên khi hoài niệm, chúng ta có thể trải qua cảm giác mất mát và khao khát. Nhưng đâu phải quá khứ nào cũng đau buồn, mà nhiều người trải qua quãng thời gian với những cảm xúc tích cực, như hạnh phúc và lòng biết ơn,” theo Andrew Abeyta, trợ lý giáo sư tại khoa tâm lý học tại đại học Rutgers ở Camden, N.J.

Người lớn chơi Game Boys tại quán bar, Gen Z thích thú với “điện thoại cục gạch” hay điện thoại có nắp gập, và các nghệ sĩ chơi những giai điệu cổ điển là bằng chứng cho thấy nỗi nhớ là điều mà con người hướng tới và sẵn sàng trả tiền để lấy lại, dù chỉ một chút.

Nhưng tại sao cảm giác đó có gì hấp dẫn đến thế?

Abeyta, người nghiên cứu về nỗi nhớ, giải thích lý do vì sao cảm xúc đó lại đáng khao khát đến vậy và liệu nó có thật sự tốt cho chúng ta hay không. Theo Abeyta, nỗi nhớ có thể thúc đẩy sự kết nối và khả năng phục hồi. Abeyta lưu ý rằng khi bác sĩ người Thụy Sĩ Johannes Hofer đặt ra thuật ngữ nỗi nhớ vào năm 1688, nó có hàm ý tiêu cực.

Người ta coi nỗi nhớ là một cái gì đó tiêu cực, gần giống như một căn bệnh tâm thần, xảy ra khi phải xa nhà. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu như Abeyta phát hiện ra rằng không phải bản thân nỗi nhớ tạo ra cảm giác tiêu cực hay cảm xúc tiêu cực, mà là con người bị đẩy đến nỗi nhớ vì họ đang trải qua những cảm xúc tiêu cực.

Đắm mình vào nỗi nhớ khi bạn căng thẳng hoặc cô đơn có thể mang lại lợi ích tâm lý tích cực và giúp phục hồi. Nghĩ lại những kỷ niệm đẹp như mùi bánh ngọt do bà ngoại làm hay mùi phở do mẹ nấu, sẽ gợi lại những ký ức về một khoảng thời gian đơn giản, khiến bạn hạnh phúc, đặc biệt nếu bạn đang gặp khó khăn về mặt cảm xúc.

Abeyta nói: “Điều đó khiến tôi cảm thấy được xoa dịu và giờ đây có thể đối mặt với những thử thách và thực tế khắc nghiệt của cuộc đời mình. Một trong những lợi ích có tác động mạnh mẽ nhất của nỗi nhớ mà tôi tìm thấy trong nghiên cứu của mình là nỗi nhớ thúc đẩy cảm giác về cái mà chúng ta gọi là sự kết nối xã hội.”

Thông thường, những kỷ niệm khiến bạn nhớ nhất có thể liên quan đến những khoảng thời gian trong cuộc đời, khi bạn được sống chung với gia đình và bạn bè. Ký ức đó thường gắn liền với chủ đề về tình yêu và sự thuộc về, những thứ mà bạn có thể cần trong những lúc khó khăn.

Nỗi nhớ thậm chí còn giúp phá vỡ bầu không khí lạnh nhạt nếu bạn tình cờ gặp một người bạn cũ và không biết nên bắt đầu cuộc trò chuyện như thế nào. Bạn có thề gợi nhớ về những ngày xưa tươi đẹp, nói về khoảng thời gian bên nhau, ‘Bạn có nhớ người này không? Bạn có nhớ lần đó không?’ và đó chính là khởi đầu của sự gắn kết.

(Hình minh họa: Soundtrap/Unsplash)

Nhưng nỗi nhớ cũng có nhược điểm tiềm ẩn. Ví dụ như một chương trình hoặc bài hát nào đó gợi cho bạn nhớ về trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Đối với một số người, ký ức sẽ mang lại cảm xúc tiêu cực, nhưng lại thường kết thúc bằng điều gì đó tích cực.

Abeyta nói: “Chúng tôi gọi đây là một chuỗi tường thuật cứu chuộc. Một người có thể nói, ‘Tôi có một mối quan hệ đau buồn với một người, anh ta ngược đãi và đối xử tệ với tôi. Nhưng trải nghiệm đó đã giúp tôi trưởng thành và trở nên mạnh mẽ hơn. Vì vậy, mặc dù điều đó thật tồi tệ, nhưng tôi rất biết ơn vì nhờ vượt qua khoảng thời gian khủng khiếp đó, tôi mới tìm được hạnh phúc hiện tại.’”

Trong khi hầu hết mọi người nghiêng về trình tự tường thuật cứu chuộc, không phải ai cũng nghĩ lại những trải nghiệm tiêu cực và rút ra điều gì đó tích cực cho mình. Phía đối diện của quang phổ là cái mà các nhà nghiên cứu gọi là trình tự tường thuật gây ô nhiễm.

Theo Abeyta, đây là nơi bắt đầu tiêu cực và kết thúc tiêu cực. Không có sự cứu chuộc. Những người này không thường xuyên chìm đắm trong nỗi nhớ. Vì không coi đó là nguồn sức mạnh nên họ không thường xuyên tham gia vào. Cũng giống như đồ ăn nhanh hoặc xem tivi, nỗi nhớ có thể tốt ở mức độ vừa phải.

“Giống như thức ăn nhanh, nỗi nhớ không phải lúc nào cũng xấu. Thông thường, chúng ta thấy đồ ăn nhanh là không lành mạnh và gây béo, nhưng đồ ăn nhanh rất quan trọng vì đôi khi nó giúp chúng ta ngon miệng hơn,” Abeyta nói. “Nỗi nhớ cũng vậy, nó giúp khôi phục lại những cảm xúc tích cực và mang lại cho con người sự khích lệ để tự tin và sống một cuộc đời hữu ích hơn.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: