Ngư dân Việt phải đi đánh cá trộm, vì đường ra biển bị Trung Quốc rượt đuổi

Trong bài viết mới nhất của tờ Jakarta Post, tựa đề “Vietnam’s illegal fishing could earn it an EU ban” (Tạm dịch: Nạn đánh cá trộm của dân Việt có thể bị EU phạt cấm nhập khẩu), nội dung tố cáo tình trạng xâm phạm đường biển của Nam Dương để đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam ngày càng nhiều. Bài viết cũng nhấn mạnh rằng nạn đánh bắt này sẽ là lý do để Liên Minh Châu Âu áp đặt lệnh cấm nhập khảu thủy hải sản của Việt Nam vào khối kinh tế này.

Dẫn nhận định của tác giả Tô Văn Phương, từ Viện Khoa học Biển và Công nghệ Đánh bắt, Giám đốc Học vụ, Trường Đại học Nha Trang, Việt Nam, tờ báo này nhấn mạnh “việc đánh bắt bất hợp pháp khiến Việt Nam bị Ủy ban châu Âu cảnh cáo thẻ vàng vào năm 2017. Các nước ngoài EU xuất khẩu cá sang EU hoặc cho tàu mượn cờ của họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý nghề cá. Nếu không, sản phẩm hải sản của họ sẽ bị loại khỏi thị trường EU”.

Năm 2019, một cơ quan giám sát toàn cầu đã xếp hạng Việt Nam tệ thứ 5 trên thế giới về đánh bắt cá bất hợp pháp. Đến năm 2021, nó đã được cải thiện đáng kể xuống mức tồi tệ thứ 56 – nhưng cải thiện hơn nữa đồng nghĩa với việc thắt chặt quản lý nghề cá trên toàn diện.

Việt Nam là quốc gia có đường biển rộng hàng đầu Đông Nam Á, nhưng lúc này đang bị thu hẹp một cách đáng thương vì bởi tất cả những căn cứ hải quân, trang bị vũ khí tối tân của Trung Quốc đã trở thành những tiền đồn kiểm soát đường biển, khiến ngư dân Việt Nam không còn có thể đánh bắt một cách tự do ngày xưa. Được biết số ngư dân  Việt đang giảm dần. Từ năm 2010, được biết có đến 2.5 triệu người sống bằng nghề biển, nhưng giờ chỉ còn gần 1.8 triệu.

Đoạn văn duy nhất trên tờ Jakarta Post thông cảm với tình cảnh của ngư dân Việt Nam lúc này, ghi rằng “vùng biển bị chia cắt đồng nghĩa với việc có quá nhiều tàu thuyền hoạt động ở các ngư trường gần bờ. Tài nguyên biển đang cạn kiệt và ngư trường chồng lấn. Thay vào đó, tất cả điều này đóng vai trò là động cơ khuyến khích ngư dân hoạt động ở vùng biển nước ngoài”.

Số tàu thuyền “quá nhiều” hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, 2 ngư trường lớn nhất của người Việt, có lúc chứa đến gần 100.000 tàu đánh cá của Trung Quốc, trong đó có nhiều tàu vũ trang trá hình ngư dân để rượt đuổi, đâm và thậm chí giết hại cả ngư dân Việt.

Vào Tháng Tư năm 2020, Hà Nội bất ngờ đưa ra một tuyên bố gay gắt bất thường, nói rằng hành vi của Trung Quốc “đe dọa tính mạng và thiệt hại tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam”. Việc nói mạnh, cũng đồng nghĩa hiện trạng Trung Quốc đuổi, cướp tàu ngư dân Việt đã đến mức báo động. Vài ngày trước đó, một chiếc tàu cá của Việt Nam đang thả neo ngoài khơi đảo Woody, thì phát hiện đèn xanh đỏ của một tàu Trung Quốc đang tiến đến. Báo cáo của bộ đội biên phòng ghi rằng tàu Trung Quốc đã phun vòi rồng và đá trước khi lao thẳng vào thuyền, gần như tách nó ra làm đôi mà không có bất kỳ cảnh báo gì báo trước.

Ông Thơ, một ngư dân đánh bắt cá ở Bình Châu, nói với tờ LA Times: “Ngư dân chúng tôi phải tự mình chống chọi và khổ sở để vượt qua thiệt hại khi tàu thuyền của chúng tôi bị Trung Quốc tấn công. “Thành thật mà nói, tôi thất vọng trước những hứa hẹn của chính quyền Việt Nam”.

Việc đánh bắt cá chồng lấn đường biển Việt Nam, bức hiếp ngư dân đang là một chính sách không tuyên bố của Trung Quốc. Báo chí trong nước cho hay từ giữa năm 2021 đến nay, nhiều tàu thuyền Trung Quốc – lúc nào cũng gần 100 chiếc, đủ cỡ – vẫn neo đậu dài ngày, tại một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa như chực chờ sẳn các tàu của ngư dân Việt ra khơi để rượt đuổi.

Nhà báo Mai Thanh Hải viết trên tờ Thanh Niên, rằng ngư dân Việt Nam đặt tên cho các loại tàu Trung Quốc như vậy là “trâu điên” vì cứ thấy tàu của ngư dân Việt Nam, là lập tức nổ máy rượt đuổi và tấn công, không cần lý do. Bên cạnh đó, lúc này còn xuất hiện thêm những xuồng cao tốc của hải quan Trung Quốc. Ông Hải kể ở các căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trái phép trên những bãi đá ngầm của Việt Nam tại Trường Sa, luôn có những chiếc xuồng tuần tra cao tốc Trung Quốc trang bị vũ khí rượt đuổi tàu thuyền đi ngang qua.

Báo Thanh Niên ngày 9 Tháng Sáu 2022, dẫn lời ông Phổ Ông Trần Quang Phố (ngư dân 50 tuổi, ở xã Long Hải, H.Phú Quý, Bình Thuận) kể rằng chỉ cần đi ngang các căn cứ này, cách khoảng 4 – 5 hải lý (7 – 9 km) là y như rằng lính Trung Quốc lao xuồng cao tốc ra rượt đuổi. Xuồng chạy rất nhanh, chớp đèn hú còi ầm ĩ. Binh lính trên xuồng mặc quần áo rằn ri, đội mũ sắt, lăm lăm súng. Ngư dân Việt chỉ còn cách chạy thục mạng nếu không muốn bị bắt, tàu bị tịch thu, bị cướp.

Một ngư dân ở Quảng ngãi đã bỏ nghề, nay đi làm lao động ở Đài Loan, giấu tên nói “Tôi phải bỏ nghề của cha ông mấy đời để đi làm công xứ người, nuôi sống mình. Vì bây giờ mình đánh bắt cá ngay trên biển của nước mình cũng không yên, mà đi xa hơn thì mang tiếng là trộm cắp, rồi lúc quay về còn bị nhà nước phạt tiền. Thật không biết phải nói như thế nào nữa”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: