Thấy gì từ việc Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ?

Ảnh: Jakub Porzycki/NurPhoto via Getty Images

Fitch Ratings xem việc hạ cấp tín dụng là phản ánh “sự yếu kém về quản trị” ở Hoa Kỳ so với các nền kinh tế hàng đầu khác trong hai thập niên qua. Hoa Kỳ hiện ở hạng “AA+”, tức thấp hơn một bậc so với mức “AAA” đầu bảng.

Không hoàn toàn bất ngờ

Công ty xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đã hạ cấp tín dụng của chính phủ Hoa Kỳ chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Biden và các đảng viên Cộng hòa (GOP) trong Quốc hội ở trên bờ vực “vỡ nợ công” lịch sử, một cảnh báo về gánh nặng nợ ngày càng tăng và tình hình chính trị rối ren ở Washington. Việc hạ cấp, lần đầu tiên bởi một công ty xếp hạng lớn trong hơn một thập niên, là bằng chứng cho thấy xung đột chính trị ảnh hưởng đến tài chính đã làm lu mờ kỳ vọng vào thị trường trái phiếu kho bạc (Treasurys) trị giá $25 ngàn tỷ của Hoa Kỳ trên toàn cầu.

Danh tiếng trái phiếu kho bạc Mỹ, “công cụ tạo ra lợi nhuận đáng tin cậy”, khiến trái phiếu chính phủ đóng một vai trò không thể thiếu trên thị trường thế giới và là nơi trú ẩn an toàn mang lại lợi nhuận gần như không có rủi ro. Trái phiếu kho bạc Mỹ ưu việt hơn cổ phiếu và các trái phiếu khác nên các nhà đầu tư bằng trái phiếu kho bạc thường đòi lãi suất cao hơn.

Rất ít nhà đầu tư tin rằng việc Fitch hạ cấp sẽ ngay lập tức thách thức vai trò của trái phiếu kho bạc Mỹ nhưng đây là lần đầu tiên một công ty xếp hạng hạ thấp đánh giá xu hướng thanh toán đúng hạn của chính phủ Hoa Kỳ kể từ năm 2011, khi công ty xếp hạng Standard & Poor’s hạ xếp hạng của Mỹ xuống dưới mức cao nhất một bậc. Quyết định này được đưa ra sau một cuộc bế tắc căng thẳng khác về trần nợ công tại Quốc hội Mỹ.

Fitch nhận định: “Các bế tắc chính trị liên tục về trần nợ công và các thoả hiệp chỉ đạt được vào phút cuối cùng đã làm xói mòn niềm tin vào sức mạnh quản lý tài chính của Mỹ”.

Đầu Tháng Sáu, Quốc hội mới bắt đầu thông qua được luật trần nợ công, chỉ vài ngày trước thời hạn Bộ trưởng Tài chính Yellen khuyến cáo là chính phủ sẽ không còn tiền để thanh toán các hóa đơn đến hạn. Thỏa hiệp cuối cùng, đặt ra giới hạn chi tiêu liên bang và tăng giới hạn nợ công trong khoảng hai năm, được đưa ra sau nhiều tháng bế tắc giữa đảng Dân chủ và GOP. Các nhà lập pháp GOP tiếp tục yêu cầu chính phủ cắt giảm chi tiêu, giống như các yêu cầu trước đó nhưng đảng Dân chủ không đồng tình. Hai bên mất vài tháng đối đầu.

Trong lúc Washington bế tắc, Fitch đưa ra cảnh báo rằng họ đang cân nhắc hạ bậc tín nhiệm của Mỹ. Fitch dự đoán thâm hụt chung của chính phủ sẽ tăng lên 6.3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2023 từ mức 3.7% của năm ngoái. Dự báo mức tăng thâm hụt cũng phản ánh doanh thu liên bang yếu hơn trong khi thêm các sáng kiến chi tiêu mới và gánh nặng lãi suất cao hơn. Chưa hết, Fitch còn dự đoán nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ suy thoái vào cuối năm nay.

Những tiếng nói khác

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen ra tuyên bố nhấn mạnh: “Hạ xếp hạng Fitch Ratings vừa công bố là tùy tiện và dựa trên các dữ liệu lỗi thời”. Các quan chức khác của chính quyền Biden chỉ trích quyết định của Fitch và đổ lỗi cho các vấn đề về quản trị cho chính quyền Trump đồng thời khẳng định Hoa Kỳ không có nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản nợ, ở đây là trái phiếu kho bạc. Họ cho biết là khi giải thích mối quan ngại đối với hệ thống chính trị Hoa Kỳ, các nhân viên Fitch nhiều lần nêu ra sự kiện ngày 6 Tháng Một, 2021 là nguyên nhân.

Các nhà đầu tư và những người giao dịch chứng khoán trong ngày đều dựa vào xếp hạng tín dụng để đánh giá rủi ro mà những người đi vay lớn như chính phủ Mỹ và các tập đoàn có thể gây ra cho khoản tiền đầu tư (cho vay) của họ. Các tổ chức được xếp hạng thấp thường phải bồi thường cho các nhà đầu tư bằng trả lãi suất cao hơn nếu muốn vay tiếp. Dẫn đầu nền kinh tế lớn nhất thế giới và chịu trách nhiệm cho đồng đôla, loại tiền tệ quan trọng nhất thế giới, chính phủ Hoa Kỳ thường được đánh giá là một trong những con nợ an toàn nhất thế giới.

Các ngân hàng và công ty trên toàn cầu thường xem Trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ là đáng tin cậy nhất và có tính thanh khoản tốt nhất, giống như tiền mặt (dựa trên niềm tin kiên định vào khả năng thanh toán hóa đơn của chính phủ). Luke Tilley, nhà kinh tế trưởng tại Wilmington Trust, cho biết:

“Tại Wall Street, các ngân hàng và nhà đầu tư không thể chỉ vì việc hạ bậc của một công ty xếp hạng duy nhất mà đột ngột rút lui khỏi trái phiếu kho bạc Mỹ. Những động thái của Fitch có thể làm suy giảm phần nào niềm tin mà thị trường tài chính toàn cầu đặt vào uy tín tín dụng của chính phủ Hoa Kỳ, nhưng thành Rome không xây xong trong một ngày và nó cũng không thể sụp đổ trong một ngày. Tuy nhiên, nếu hai bên đối nghịch chính trị ở Washington có những hành động buộc các nhà đầu tư phải suy nghĩ lại về việc liệu Hoa Kỳ có thể thanh toán các hóa đơn của họ hay không”.

Trong khi đó, Moody’s, một trong ba công ty xếp hạng lớn vẫn tiếp tục đưa ra đánh giá mạnh mẽ nhất về tín dụng của Hoa Kỳ – dẫn lại từ Wall Street Journal.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: