‘Bệnh thành tích’ của ngành giáo dục đã nặng lắm!

Em cẩm T. ở Hà Tĩnh dù học lớp 3 nhưng không đọc được chữ (Ảnh: VNN).

Năm 2014, báo Đời Sống và Pháp Luật đưa tin, tại trường Tiểu học Xuân Giang (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), có một học sinh lớp 2 dù vẫn chưa đọc thông, viết thạo.

Tin này hồi đó gây “chấn động” dư luận, như gặp phải động đất cấp 6, cấp 7.

Chị Hoàng Thị Thu, mẹ của học sinh này cho biết, chị không bằng lòng với việc con trai mình bị nhà trường “bắt ép” phải lên lớp, dù bé chưa thuộc hết bảng chữ cái. Chị đã xin cô giáo chủ nhiệm cho bé được ở lại lớp nhưng không được chấp thuận, vì “việc để cháu Q. ở lại lớp sẽ ảnh hưởng đến thành tích phổ cập của nhà trường”.

Không đồng ý, chị Thu tìm gặp Ban giám hiệu nhà trường, nhưng kết quả còn thảm hại hơn, khi nhận được câu trả lời rằng, báo cáo đã gửi lên cấp huyện và cấp sở nên không thể thay đổi (?!)

Bà Trần thị Thúy Trà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Giang cho rằng do gia đình không ai kèm cho cháu học nên không thể đổ lỗi cho nhà trường. Thế rồi bà được ra giải pháp không thể hoàn hảo hơn: Cứ để cháu buổi sáng học lớp 2 (vì điều này không thể đảo ngược được), rồi buổi chiều học lại lớp 1!

Đến năm 2018, báo chí tiếp tục phát hiện một học sinh lớp 4 tại trường Tiểu học Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể đọc viết cho đứng lứa tuổi.

Cô Phan Thị Hương chủ nhiệm lớp 4B than thở rắng các thầy cô cũng đã vất vả lắm, “kèm cặp mãi mà em không thể tiến bộ. Việc lên lớp của em là do nhà trường nể và thương em”.

Cô Phan Thị Thủy Mỹ, hiệu trưởng trường Tiểu học Cổ Đạm, cho rằng cho học sinh học biết đọc lên lớp là vì “tình thương!” – Ảnh: Báo Đời Sống & Pháp Luật

Cô Phan Thị Thủy Mỹ, hiệu trưởng trường Tiểu học Cổ Đạm cũng xác nhận như thế. Cô Mỹ nói, đúng ra thì học sinh đó không được lên lớp, vì học quá kém lại bị bệnh tật. Hàng năm nhà trường vẫn làm hồ sơ để em đạt tiêu chuẩn lên lớp chỉ vì “tình thương” mà thôi!

Dư luận nghe thế thực sự hoảng hốt, vì từ hồi xã hội Việt Nam mở trường học đến giờ, trải qua nhiều triều đại, chế độ, họ chưa thấy nhà trường nào có “tình thương” bao la như tình thương của Ban giám hiệu trường Tiểu học Cổ Đạm này.

Có lẽ nhiều hiệu trưởng có “tình thương” bao la như thế, nên đến năm 2021, báo chí tiếp tục phát hiện 2 em học sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Tân Mỹ (Đồng Tháp) là K. và N. không biết đọc.

Đến năm này thì mọi người không còn ngạc nhiên nữa, mà học sinh được lên lớp ngạc nhiên!

Học sinh H.V.T. ở Đồng Tháp học lớp 6 nhưng không đọc được chữ (Ảnh: Nguyễn Hành).

Em K. kể khi học lớp 1 rồi lớp 2, em vẫn biết mặt chữ, ráp vần được, nhưng sang lớp 3 thì bị tuột lại so với các bạn. Đến năm lớp 5, thầy cô chưa một lần gọi em lên trả bài. Chắc thầy cô sợ phải cho em điểm 0 vì không đọc được, vì như thế sẽ không thể cho em K. lên lớp được. Em K. nói:

“Con cũng không biết vì sao con được lên lớp!”

Em N. học chung lớp với K., cũng thuộc loại học sinh không biết bắt chữ nhưng vẫn lên đến lớp 6, thì không thể chịu nổi nên nhất quyết không đến trường nữa. Nhà trường cử giáo viên lại nhà nói chuyện với phụ huynh, động viên em đến lớp nhưng N. dứt khoát bỏ học vì có học cũng chẳng hiểu gì.

Theo đuổi bệnh thành tích là tạo tội ác đối với học sinh

Thầy Nguyễn Quang Tùng, một hiệu trưởng trường liên cấp tại Hà Nội cho rằng, để một học sinh không đọc thông, viết thạo lên lớp là một tội ác, thậm chí là bạo lực tinh thần khủng khiếp cho đứa trẻ.

Nhận định như thế, không khác gì ông Tùng cho rằng Bộ GD&ĐT đã và đang gây tội ác cho nhiều học sinh học kém nhưng vẫn bị dưa lên lớp. Cho nên việc ông Tùng đề nghị Bộ GD&ĐT cần “mạnh tay” với việc chạy theo thành tích như hiện nay là một lời khuyên ngược.

Em Trần Đức T. học sinh lớp 4B trường Tiểu học Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) chưa đọc thông, viết thạo – Ảnh: Báo Đời Sống & Pháp Luật

Bà Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho hay,  những câu chuyện trên không còn cá biệt nữa. Ngay tại Hà Nội, có trường hợp điểm số học bạ rất tốt nhưng không biết làm các phép toán đơn giản khi dự thi vào trường là chuyện thường tình.

Để đối phó với tình trạng đó, nhiều năm nay, nhà trường bỏ hình thức xét tuyển học bạ để tuyển sinh lớp 6. Bà Dương không nói ra, nhưng nhiều người hiểu rằng học bạ là nơi nhà trường thể hiện “tình thương” của họ, nên không thể dựa vào đó đánh giá năng lực thực sự của học sinh được. Thay vào đó, học sinh làm bài kiểm tra năng lực để việc tuyển sinh thực chất hơn.

Ông Đào Tuấn Đạt, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) cũng thừa nhận, hiện nay nhiều trường phổ thông, đặc biệt khối trường công lập, tình trạng hiệu trưởng ép giáo viên, cấp quản lý ép nhà trường chỉ vì hai chữ “thành tích” khiến nhiều thầy cô áp lực.

Điều đó lý giải vì sao, có chuyện giáo viên nhận xét tốt vào học bạ, có năng lực hoàn thành tất cả các môn nhưng thực tế học sinh lại chưa biết đọc. “Tội ác” cứ thế lan ra, rồi có ngày học sinh lớp 12 sẽ không giải được bài toán bậc nhất một nghiệm số, hoặc không biết viết bài văn tả “con chó nhà em”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: