Hươu hoang dã ‘quậy’ thủ đô

Hươu cao cổ. (minh họa: Laura College/Unsplash)

Tại Washington DC., hươu sinh sôi nhiều đến mức báo động, khiến người dân và giới chức thủ đô ngày càng khó xử vì hươu chạy lung tung, làm xáo trộn giao thông và cuộc sống.

Những năm gần đây, nhờ những quy định bảo vệ động vật, những quần thể hươu đã phục hồi, với tổng số lượng hơn 30 triệu cá thể, phần lớn tập trung ở bờ đông nước Mỹ.

Quần thể hươu đuôi trắng ở khu vực này phát triển mà không có thiên địch và không được kiểm soát bởi yếu tố nhân tạo, đang đe dọa tương lai của Công viên Rock Creek, nhất là những cây con mới được trồng để bảo tồn rừng, theo AFP.

Ana Chuquin, chuyên gia thực vật ở Rock Creek, nói đơn vị quản lý phải dựng hàng rào bảo vệ một số mảnh đất trồng cây con khỏi hươu hoang dã. Cô nói công viên đã “mất đi một thế hệ” cây tái tạo vì những cây con bị gặm khi chưa kịp lớn.

Quần thể hươu ở Washington cũng hình thành tập tính ăn cây bản địa, tạo ra thách thức lớn với bảo tồn cân bằng sinh thái cho công viên khi nhiều loài côn trùng và động vật khác cũng phụ thuộc vào các loài cây bản địa đó để sinh tồn và phát triển. Vào giai đoạn cực thịnh, quần thể hươu ở Washington có lúc lên đến 100 cá thể mỗi dặm vuông, cao gấp 5 lần mức phát triển bền vững là 20 cá thể mỗi dặm vuông.

Taylor Chamberlin, 38 tuổi, sống tại Great Falls, tiểu bang Virginia, tự nguyện mang cung tên đi “săn hươu”. Bên cạnh công việc chính của gia đình là kinh doanh bất động sản, Chamberlin sẵn sàng ra tay nếu mọi người cần giúp xử lý những con hươu phá hoại vườn nhà.

Số lượng hươu chạy rông vào các khu dân cư nhiều đến mức “mùa săn bắn” của Chamberlin gần như không biết lúc nào mới chấm dứt. Một số người trẻ trong thành phố liên lạc với anh để học cách săn hươu. Chamberlin dành phần lớn số hươu săn được cho những quỹ thực phẩm từ thiện.

Từ năm 2013, Cơ quan Dịch vụ Công viên Quốc gia (National Park Service-NPS) đã áp dụng chính sách kiểm soát số lượng hươu thường niên ở Rock Creek. Các nhà nghiên cứu sinh vật được trang bị súng săn, kính nhìn đêm và thiết bị hồng ngoại để săn hươu vào những đêm mùa đông. Đến năm 2020, chương trình này được mở rộng cho một số công viên khác ở Washington do NPS quản lý.

Trong một cuộc khảo sát dư luận, một số cư dân đã đề xuất NPS cân nhắc ý tưởng đưa thêm động vật săn mồi như sói, chó rừng và mèo rừng vào các khu công viên để cân bằng hệ sinh thái, nhưng NPS lưu ý những loài vật này thường cần diện tích sinh sống khoảng 48 dặm vuông, trong khi diện tích công viên Rock Creek chỉ hơn 4 dặm vuông. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cảnh báo đây là ý tưởng thiếu thực tế vì động vật săn mồi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cư dân, đặc biệt là an toàn của trẻ em và thú cưng trong các gia đình.

Hươu hoang dã từng có thời điểm bị đẩy đến bờ vực biến mất tại Mỹ vào thế kỷ 19 vì tình trạng săn bắn và phá rừng mất kiểm soát. Đây là một trong những loài động vật quen thuộc nhất ở Washington và ở nhiều nơi chúng là loài động vật hoang dã lớn nhất mà con người thấy.

Vẻ đẹp thẩm mỹ của hươu được đánh giá cao, mặc dù sở thích của chúng đối với cây cảnh và sân vườn thách thức sự kiên nhẫn của một số người. Thông thường, hươu kiếm ăn ở những môi trường sống thoáng đãng như đồng cỏ và bãi đất trống, rút lui đến những khu vực an toàn hơn, chẳng hạn như bụi rậm và rừng tán kín, để nghỉ ngơi và nhai lại.

Hươu là một loại động vật có vú được gọi là động vật móng guốc, nghĩa là chúng đi bằng ngón chân hoặc móng. Một đặc điểm độc đáo của họ hươu là gạc của chúng. Trong khi sừng vẫn được gắn vĩnh viễn vào hộp sọ thì gạc lại rụng đi hàng năm. Mặc dù hươu có thể hoạt động vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng chúng hoạt động mạnh nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: