Những điều bác sĩ ở Harvard không làm khi con mình bị ốm

(minh họa: Kelly Sikkema/Unsplash)

Kelly Fradin là bác sĩ nhi khoa, bà mẹ hai con và là tác giả của cuốn sách “Advanced Parenting: Advice for Helping Kids Through Diagnoses, Differences, and Mental Health Challenges.” thường chia sẻ những lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ trên Instagram và bản tin Substack của mình.

Giống như các bậc cha mẹ khác, cô biết việc chăm sóc một đứa trẻ bị bệnh khó khăn như thế nào, vì liên quan đến sự pha trộn mạnh mẽ của các cảm xúc: Sợ hãi, yêu thương, bối rối, lo lắng và buồn bã.

Khi con cái mình bị ốm, bạn hoàn toàn không muốn bị choáng ngợp bởi những thông tin mâu thuẫn hoặc những lời khuyên không cần thiết. Bạn chỉ muốn chúng trở nên khỏe mạnh hơn.

Là bác sĩ nhi khoa được đào tạo tại Harvard và là mẹ của hai đứa trẻ, đây là những điều cô Fradin không bao giờ làm khi con mình bị ốm:

-Nếu con cô bị sốt nhưng đang ngủ, Fradin sẽ không bao giờ đánh thức chúng dậy để uống thuốc. Giấc ngủ rất quan trọng để chữa lành, phục hồi và tăng trưởng, và khó để chìm vào giấc ngủ khi con bạn bị ho hoặc nghẹt mũi, khiến trẻ liên tục phải ở trạng thái thức tỉnh.

Mặc dù rất đáng lo khi con bạn bị sốt, nhưng nếu chúng cảm thấy thoải mái và nghỉ ngơi thì đó không phải là trường hợp khẩn cấp cần dùng thuốc ngay lúc này.

Bằng cách cho phép con mình được nghỉ ngơi, hệ thống miễn dịch của chúng sẽ được trang bị tốt hơn để thực hiện công việc của mình và giúp chống lại virus.

-Fradin cho uống thuốc hạ sốt nếu bé cảm thấy khó chịu

Nếu con bạn bị sốt và thở nhanh hơn hoặc khó khăn hơn, uống ít nước hơn hoặc khó nghỉ ngơi, cô Fradin sẽ không ngần ngại cho trẻ dùng những loại thuốc được sử dụng rộng rãi, an toàn và hiệu quả như acetaminophen và ibuprofen để tạo cảm giác thoải mái.

Nhưng nếu bạn nhận thấy mình đang dùng những loại thuốc này ba hoặc bốn lần một ngày trong hơn ba ngày, có lẽ đã đến lúc bạn nên đi khám bác sĩ.

-Fradin chú ý vẻ bề ngoài của con mình hơn là thân nhiệt của bé.

Nhiệt kế không phải là dụng cụ chính xác nhất. Cô chia sẻ rằng mình đã nhận được nhiều cuộc điện thoại hoảng loạn từ các bậc phụ huynh khi thấy con số cao như 105 độ F hay 40.5 độ C.

Nhưng hãy nhìn vào con bạn trước khi trở nên lo lắng, hoảng sợ. Nếu sắc diện của chúng không có gì lạ, chúng thở bình thường và có đủ nước trong cơ thể thì đó có lẽ không phải là trường hợp khẩn cấp. Bạn nên lau mát cho bé và theo dõi thêm. Ngược lại, nếu con bạn trông ốm nặng và nhiệt kế cho biết chúng không bị sốt, con bạn vẫn cần được chăm sóc y tế.

-Fradin dùng mật ong để trị ho cho bé.

Các loại thuốc ho như codeine hoặc dextromethorphan có khả năng gây hại nhiều hơn là có lợi và American Academy of Pediatrics khuyến cáo không nên lạm dụng những loại thuốc này.

Siro ho chứa nhiều loại thuốc trong một sản phẩm có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sai sót về thuốc. Ví dụ như nếu bạn cho một đứa trẻ uống Tylenol và sau đó thuốc ho của con mình cũng có thành phần chính là acetaminophen, điều này sẽ gây quá liều.

Việc bổ sung thêm các thành phần bổ sung như melatonin hoặc elderberry không phải lúc nào cũng có ý nghĩa và không được chứng minh là hiệu quả hơn các loại siro ho đơn giản hơn.

Đối với trẻ trên một tuổi, cô chỉ dùng mật ong hoặc siro ho có thành phần chính là mật ong. Những loại thuốc này đã được chứng minh là có tác dụng tốt như các loại thuốc khác nhưng có ít rủi ro hơn.

Mật ong (minh họa: Chinh Le Duc/Unsplash)

-Fradin không bao giờ đo thuốc bằng muỗng cà phê
Gần 700,000 trẻ em phải đối mặt với những sai sót về thuốc mỗi năm. Trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất vì trẻ con thường được nhiều người chăm sóc, những người này có thể không kiểm tra xem ai đã cho trẻ uống cái gì và khi nào, bất chấp những nỗ lực hết mình của họ.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc dạng lỏng cũng có khả năng gây nguy hiểm. Liều dùng của trẻ em thay đổi tùy theo độ tuổi và cân nặng. Muỗng cà phê có kích cỡ khác nhau, thìa cà phê và thìa canh cũng có thể gây nhầm lẫn với nhau.

Để bảo đảm an toàn, cô chia sẻ rằng mình luôn cung cấp thông tin lượng tính bằng mililit để nâng cao độ chính xác, tránh sai sót.

(theo CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: