Hơn 100 ngàn thí sinh trúng tuyển đại học từ chối nhập học

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2023 tại Sài Gòn – Ảnh: Tiền Phong

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, kỳ tuyển sinh đại học (ĐH) đợt 1 năm 2023 có tới hơn 600 ngàn thí sinh trúng tuyển, chiếm tới 93% trên tổng số thí sinh dự thi (!) Tuy nhiên, đến khi kết thúc thời hạn quy định (ngày 8 Tháng Chín), có đến 117.795 thí sinh trúng tuyển không xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ.

Điều này khiến nhiều trường đại học đâu đầu vì tuyển không đủ chỉ tiêu. Dù đã lường trước sẽ phải tuyển sinh thêm, vì năm nào cũng có thí sinh trúng tuyển từ chối nhập học, nhưng con số gần 120 ngàn em bỏ họ là quá nhiều, Bộ GD&ĐT cần phải xem xét lại vấn đề tuyển sinh đại học.

Số thí sinh từ chối vào đại học tiếp tục tăng khi có nhiều trường đại học tỉ lệ nhập học thấp, chẳng hạn như Trường ĐH. Công Thương TPHCM có tỉ lệ nhập học 89%; Trường ĐH. Gia Định (68%); Trường ĐH. Quốc tế Sài Gòn (hơn 60%)… Thậm chí, Trường ĐH. Quốc tế (ĐHQG TPHCM) hiếm khi phải tuyển bổ sung nhưng năm nay dự kiến phải tuyển thêm 500 chỉ tiêu…

Theo một số chuyên gia, thí sinh trúng tuyển ĐH nhưng từ chối nhập học năm nào cũng xảy ra nhưng con số lên đến khoảng 120.000 em thì quá nhiều. Ngành GD&ĐT cần xem xét lại vấn đề tuyển sinh đại học.

TS Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Phát triển thương hiệu và Tuyển sinh Trường ĐH. Ngân hàng TPHCM cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả trên. “Thứ nhất là có em trúng tuyển vào trường, ngành mà mình không mong muốn nên muốn tìm cơ hội ở đợt xét tuyển bổ sung. Thứ hai là cũng có thí sinh chuyển hướng đi du học hoặc học các chương trình liên kết quốc tế trong nước. Và thứ ba, nhiều thí sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên chuyển hướng học nghề…”

Sinh viên làm thủ tục nhập học năm học mới 2023-2024 – Ảnh: Tiền Phong

Lý do thứ ba của ông Vũ được dư luận đưa lên hàng đầu. Theo hướng suy nghĩ của nhiều người trên mạng xã hội, đa phần thí sinh chấp nhận không học đại học vì học phí quá cao.

Đã có gia đình nông dân bán mảnh đất lấy 2 tỷ đồng cho con học đại học. Bốn năm sau, con ra trường thất nghiệp, phải chạy grab kiếm sống qua ngày, trong khi đó, miếng đất năm xưa giờ có giá lên tới 10 tỷ!

Tài khoản Hung Pham Ngoc viết trên Facebook: “Tăng học phí cho lắm vào. Dân thì đa số con nhà nghèo, nông thôn thì các cháu nó bỏ là đúng rồi. Sau này ra trường lại chạy Grab, shiper chứ gì đâu. Để tiền đó mà đầu tư đi lao động xuất khẩu vừa mở mang tầm mắt lại có chút vốn liếng mang về cho bố mẹ”.

Tài khoản Hung Vo Trong nói rõ hơn thực trạng vào học đại học hiện này:

“Mấy năm gần đây Bộ GDĐT nâng cấp một loạt trường trung cấp, cao đẳng thành đại học, kết quả là kỹ sư đào tạo kỹ sư; tiến sĩ công nhận tiến sĩ (tiến sĩ cấp trường, cấp học viện…) Kết quả ra một loạt thầy không ra thầy, thợ không ra thợ, không đáp ứng được thị trường lao động chỉ vì danh hão “đại học”, trong khi đó bố mẹ mất một đống tiến. Việc số lượng học sinh không nhập học trên là một bước tiến bộ trong nhận thức của các cháu và gia đình cần ủng hộ”.

Có người còn nói “toạc móng heo” rằng “học đại học hay không học thì đằng nào cũng chạy grab, thôi thì chạy luôn bây giờ để khỏi tốn tiền bố mẹ. Có tiền thì lo đi xuất khẩu lao động vài năm về có vốn làm ăn, rồi thuê mấy bạn học đại học vào làm việc cho. Thế là ‘oách’!”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Tự sửa máy may
Máy may là một vật dụng vô cùng hữu ích, nhưng thường bị bỏ xó trong tủ vì ít sử dụng nhiều hoặc có phần nào của máy bị hư.…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: