Chỉ vì đặt bánh sinh nhật khác ý cô chủ nhiệm, một nữ sinh quỳ khóc đến kiệt sức

Hình ảnh được cho là cô giáo lôi, kéo nữ sinh đang quỳ trước cửa lớp. Ảnh cắt từ clip

Vụ việc có lẽ sẽ chẳng đến mức công an phải “vào cuộc”, nếu cô giáo khéo léo trong cách cư xử. Chỉ vì một phút nóng giận, một giáo viên chủ nhiệm đã biến buổi sinh nhật tháng của lớp thành… tai họa!

Báo Người Lao Động trích báo cáo từ trường THPT Đa Phúc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết sự việc xảy ra vào ngày 29 Tháng Chín. Em N.T.K.C. (SN 2006, học sinh lớp 12D4) được giao nhiệm vụ đặt bánh sinh nhật. Tuy nhiên, em lại đặt bánh khác với ý cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị P. Sau khi em C. trình bày, cô P. bảo em ra đứng ở cửa lớp như một hình thức phạt vì không làm đúng ý cô. Sau đó, có 2 học sinh mang bánh sinh nhật về thì cô giáo cũng không cho vào lớp, để em C. giải quyết chiếc bánh mình đặt với 2 học sinh này.

Sau khi lớp kê bàn ghế và bày cỗ chuẩn bị sinh nhật tháng, giáo viên chủ nhiệm đi ngoài cửa thấy các học sinh khóc, học sinh C. thấy cô giáo đi ra thì quỳ ở cửa lớp. Cô P. bảo học sinh đứng lên nhưng học sinh không đứng lên. Do sức khỏe không tốt nên C. nằm ra cửa lớp, cô giáo kéo áo C. lên. Hành động đó giống như cô P. đang bạo hành học sinh C., dù cô P. cho biết sự việc không phải như thế, chỉ vì cô “xử lý nóng vội, gây hiểu lầm”.

Sự việc trở nên um xùm khi một nam sinh quay được một đoạn video clip cô P. đang kéo áo C., rồi gởi cho bạn cùng lớp xem. Theo nội dung clip, em C. quỳ khóc đến kiệt sức. Khi cô P. đi ra lại tiếp tục mắng khiến P. hoảng loạn ôm chân cô và liên tục nói “em xin lỗi cô, cô tha cho em”.

Vẫn theo báo cáo từ nhà trường, học sinh C. xác nhận em mắc nhiều lỗi, bố học sinh C. sau khi hỏi chuyện, cũng xác nhận lỗi do con mình. Tuy nhiên, nhà trường không chấp nhận hành động của cô P. nên quyết định chuyển công tác giảng dạy môn Giáo dục công dân và chủ nhiệm lớp 12D4 của nữ giáo viên này sang giáo viên khác, đồng thời không cử cô P. làm công tác tư vấn học đường.

Giáo viên cũng đã nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề nên đồng ý với sự điều chỉnh phân công nhiệm vụ của nhà trường. Khi có kết luận của cơ quan công an, nhà trường sẽ xử lý trách nhiệm của cá nhân.

Đoạn video clip trên nhanh chóng được chia sẻ trên mạng xã hội và nhận được nhiều phản ứng tiêu cực từ người xem. Nhiều người bày tỏ thái độ không đồng ý với cách xử lý của cô giáo P., và đề nghị nhà trường phải có biện pháp mạnh hơn nhằm hạn chế việc “thể hiện quyền lực” của giáo viên đối với học sinh.

Ông Nguyễn Văn Lực – giáo viên Trường THCS Trịnh Phong (Khánh Hoà) – cho rằng, hành động túm cổ áo kéo lên của cô giáo là chưa đúng chuẩn mực. Đồng thời, việc thầy hiệu trưởng giải thích hành vi nắm cổ áo của giáo viên là hành vi bao che.

“Lời giải thích của thầy hiệu trưởng cho thấy, thầy chưa nhìn nhận sự thật của vấn đề, còn bao che việc làm sai của cô giáo. Thầy hiệu trưởng cần có đánh giá khách quan, đúng sự thật, để rút ra bài học kinh nghiệm ứng xử chuẩn mực trong trường học”, thầy Lực thẳng thắn nói.

“Giáo viên là người trực tiếp dạy dỗ học sinh, chính vì vậy, mọi việc làm của giáo viên phải nghiêm túc và tạo ra môi trường ứng xử văn hoá, lành mạnh. Hành vi nắm cổ áo học sinh là một dạng của bạo lực học đường, cần lên án, ngăn chặn kịp thời”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: