Túi khí xe hơi lại lên… đoạn đầu đài

Trong một số trường hợp, túi khí bung ra khi xe bị va chạm có thể nổ tung như một quả bom (ảnh: Beata Zawrzel/NurPhoto via Getty Images)

Các cơ quan quản lý sẽ sớm tổ chức một cuộc họp để quyết định 52 triệu máy bơm túi khí (air-bag inflators) do công ty ARC sản xuất có phải triệu hồi hay không. Dự báo, riêng General Motors (GM) có ít nhất 20 triệu xe có bộ phận túi khí tiềm ẩn nguy hiểm này.

Những chiếc GM được trang bị bộ phận túi khí tiềm ẩn nguy hiểm nên cơ quan quản lý an toàn xe hơi của Hoa Kỳ muốn triệu hồi toàn bộ để sửa chữa trước khi có thêm nhiều người bị thương hoặc thiệt mạng. Số lượng xe GM bị ảnh hưởng chưa được tiết lộ công khai nhưng nhà sản xuất xe hơi có trụ sở tại Detroit này có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất trong 52 triệu xe có máy bơm túi khí bị lỗi.

Do ARC, nhà cung cấp túi khí cho các hãng xe hơi có trụ sở tại Tennessee thiết kế và sản xuất, những máy bơm này có thể phát nổ với lực rất lớn khi xảy ra va chạm, bắn các mảnh kim loại vào mặt và cổ những người ngồi trong xe. Ít nhất hai người đã thiệt mạng và một số bị thương trong những tai nạn như thế.

Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (National Highway Traffic Safety Administration-NHTSA) vẫn chưa công bố tổng số xe sẽ bị triệu hồi hoặc những mẫu xe cụ thể nào bị ảnh hưởng nhưng chắc chắn GM sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ngày 5 Tháng Mười, NHTSA đã tổ chức một cuộc họp công khai để xác định bộ phận nào của túi khí bị lỗi cần phải triệu hồi. Vào Tháng Tư, cơ quan đã gửi thư tới ARC, yêu cầu triệu hồi máy bơm hơi (về cơ bản, bơm mini được thiết kế để bơm phồng nhanh chóng đệm túi khí khi xảy ra va chạm).

Việc triệu hồi quy mô lớn sẽ là một trong những đợt triệu hồi lớn nhất lịch sử xe hơi Hoa Kỳ. ARC đã từ chối yêu cầu giám sát của NHTSA, dẫn đến việc cơ quan phải thực hiện một bước bất thường là lên lịch điều trần về vấn đề (động thái này là phải có nếu muốn ra lệnh triệu hồi).

Nhà cung cấp túi khí xe hơi nói: “Các cuộc thử nghiệm rộng rãi trên hiện trường của chúng tôi cho thấy không có khiếm khuyết nào về túi khí. Các vụ vỡ túi khí rất ít và riêng lẻ”. Steve Gold, phó chủ tịch phụ trách tính toàn vẹn sản phẩm của ARC, tuyên bố tại phiên điều trần ngày 5 Tháng Mười: “Hiện không có nhà sản xuất xe hơi nào sử dụng máy bơm hơi của chúng tôi xác định chúng có lỗi gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống”.

Ngoài GM, còn có 11 nhà sản xuất xe hơi khác dùng bộ bơm túi khí ARC bị NHTSA đưa vào tầm ngắm, như Ford Motor, Volkswagen, Toyota Motor và Hyundai Motor. Trong sáu năm qua, do có một số vụ nổ túi khí chết người xảy ra trên xe GM nên công ty đã thực hiện năm đợt triệu hồi đối với những xe xử dụng túi khí do ARC sản xuất.

Lần gần đây nhất là khoảng một triệu xe Chevrolet và Buick SUV được triệu hồi sau khi một phụ nữ ở Michigan bị thương vào Tháng Ba do nổ túi khí. GM cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi tin bằng chứng và dữ liệu do NHTSA đưa ra không cung cấp đủ cơ sở cho bất kỳ đợt triệu hồi nào nữa. Những đợt triệu hồi trước chúng tôi đã tiến hành một cách nghiêm túc và có trách nhiệm”. GM cùng ARC phát triển một bản sửa lỗi cho những xe đã bị triệu hồi. Trong thời gian chờ đợi nhận được sự thay thế cần thiết, chủ xe vẫn tiếp tục sử dụng xe bình thường. Sau cuộc điều trần ngày 5 Tháng Một, cổ phiếu của GM giảm 2.4% trong phiên giao dịch cùng ngày.

Cơ quan quản lý cho biết, vấn đề với bộ bơm hơi được sản xuất trong 18 năm từ 2000, nằm ở chỗ tắc nghẽn tạo ra quá nhiều áp lực, khiến nó phát nổ khi bị va chạm kích hoạt. NHTSA ước tính cứ 370,000 máy bơm túi khí lắp đặt thì có một máy sẽ bị hỏng. Dù khả năng là rất hiếm nhưng hậu quả lại rất nghiêm trọng.

Sharon Yukevich, người đứng đầu cuộc điều tra của NHTSA về máy bơm hơi, cảnh báo tại phiên điều trần công khai: “Tai nạn sẽ còn nữa và không thể đoán trước. Bất kỳ túi khí nào trong 52 triệu túi khí liên quan đều có thể gặp rủi ro. Chỉ có triệu hồi toàn bộ mới giải quyết được triệt để vấn đề”.

Đại diện các công ty sản xuất xe hơi chỉ lắng nghe chứ không phát biểu tại cuộc điều trần. NHTSA sẽ tiếp nhận các ý kiến về lỗi túi khí cho đến ngày 4 Tháng Mười Hai trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là có nên ra lệnh triệu hồi không.

NHTSA đã bắt đầu điều tra máy bơm hơi cách nay hơn 8 năm sau khi một người bị thương và một người thiệt mạng do các mảnh kim loại từ túi khí nổ văng vào. Vụ ARC làm nhớ lại vụ túi khí do công ty Takata của Nhật Bản sản xuất trong chiến dịch triệu hồi khoảng 42 triệu xe vào thập niên trước.

Vụ triệu hồi Takata làm các nhà sản xuất xe hơi tốn hàng tỷ đôla tiền sửa chữa nhưng vẫn không thể giải quyết triệt để vì liên quan đến nhiều mẫu xe cũ được đổi chủ nhiều lần. Lúc đó, Honda Motor là nhà sản xuất xe hơi bị ảnh hưởng nặng nhất với khoảng 13 triệu xe phải triệu hồi ở Mỹ. Hãng đã tốn gần $5 tỷ chi phí thu hồi trong thời gian hai năm, dẫn lại từ Wall Street Journal.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: