Một ly cà phê buổi sáng. Tại sao không?

Minh họa: Katya_Ershova/Pixabay

Ly cà phê buổi sáng không chỉ giúp bạn bớt mệt mỏi, tỉnh táo, tăng năng lượng, mà còn giúp cải thiện tâm trạng, bộ nhớ, tốc độ phản ứng của não bộ.

Nói chung, trong cà phê có chất chống oxy hóa và một số dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Thế thì tại sao không uống?

Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, cà phê cũng vậy, nó tốt cho người này, nhưng lại không tốt cho người khác. Nếu bạn thuộc nhóm người sau đây thì không nên hạn chế, thậm chí không nên uống cà phê:

-Người bị huyết áp cao

-Người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

-Người mắc bệnh cườm nước hay bệnh thiên đầu thống (glaucoma)

-Người bị chứng mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc

-Người bị rối loạn lo âu

-Người đang tăng cân

-Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú

-Phụ nữ bị mất kinh

-Người bị bệnh tim, như loạn nhịp tim

-Người bị tiêu chảy

-Trẻ em dưới 12 tuổi

Minh họa: Grafmex/Pixabay

Và dưới đây là một số lợi ích do cà phê mang lại:

-Cà phê có thể giúp tăng năng lượng và làm bạn thông minh hơn: Chất caffeine trong cà phê giúp hưng phấn não bộ. Chất này giúp cải thiện tâm trạng, bộ nhớ, sự cảnh giác, tốc độ phản ứng và các chức năng khác của não bộ.

-Cà phê giúp đốt cháy mỡ thừa: Caffeine cũng là một trong số ít những chất có khả năng hỗ trợ đốt cháy chất béo. Do đó nó thường có trong tất cả các thực phẩm giảm cân.

-Cafein giúp cải thiện hoạt động thể chất: Caffeine kích thích hệ thần kinh, khiến hệ này phát tín hiệu đốt cháy tế bào mỡ, nhưng nó cũng làm tăng nồng độ Adrenaline trong máu.  Đây là loại hóc môn giúp cơ thể thực hiện các hoạt động thể chất cường độ mạnh.

-Cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thấp hơn từ 23% – 50% so với những người không uống cà phê. Theo thống kê từ 18 nghiên cứu, uống cà phê mỗi ngày sẽ giảm 7% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.

-Uống cà phê giúp giảm bệnh Alzheimer: Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng uống cà phê giúp giảm 65% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

-Cafein giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson: Tương tự như Alzheimer, bệnh này không có cách chữa, nhưng người uống cà phê thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh này thấp hơn 32% – 60 %.

Minh họa: Pexels/Pixabay

-Uống cà phê tốt cho gan: Những người uống từ 4 cốc cà phê (loãng) mỗi ngày trở nên có nguy cơ mắc bệnh về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ… thấp hơn 80% so với những người không uống.

-Cà phê có thể giúp chống trầm cảm và làm bạn vui vẻ hơn: Nghiên cứu của Harvard chỉ ra phụ nữ uống từ 4 cốc cà phê (loãng) mỗi ngày giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm 20%, nguy cơ tự tử thấp hơn 53%.

-Uống cà phê giúp giảm rủi ro mắc bệnh ung thư gan và ung thư đại trực tràng: Uống cà phê có nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn đến 40 %, còn những người uống 4-5 tách cà phê loãng mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thấp hơn 15%.

-Cà phê không hề gây hại cho tim mạch mà giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ: Chúng ta biết rằng caffeinelàm tăng huyết áp. Điều này hoàn toàn đúng, nhưng nồng độ nhỏ (3-4mg/Hg) và tình trạng này biến mất nếu uống cà phê thường xuyên. Ngoài ra, những người uống cà phê cũng có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 20%.

-Cà phê có thể giúp bạn sống lâu hơn: Cà phê bảo vệ cơ thể trước nhiều bệnh, đương nhiên sẽ giúp bạn sống lâu hơn. Nhưng thực tế, theo nhiều quan sát, những người uống cà phê có nguy cơ tử vong thấp hơn. Uống cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong 20% ở nam và 26% ở nữ trong độ tuổi từ 18 – 24 tuổi.

-Cà phê chứa chất chống oxy hóa: Trong những bữa ăn phương Tây, cà phê có thể là loại thức ăn tốt cho sức khỏe nhất vì chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa. Hầu hết cơ thể hấp thụ chất chống oxy hóa từ cà phê hơn là cả trái cây và rau củ cộng lại.

Đừng uống gấp đôi lượng cà phê theo khuyến cáo của FDA

Minh họa: Nathan Dumlao/Unsplash

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo người trưởng thành khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 400mg caffeine mỗi ngày – khoảng 4-5 tách cà phê – để tránh các tác dụng phụ tiêu cực.

Mới đây, Mino Lee, sinh viên tại Đại học Boston (Hoa Kỳ) đã quyết định thử uống lượng caffeine gấp đôi con số khuyến nghị và quay video trải nghiệm lên TikTok.

Trong video do Lee đăng tải, anh uống hai muỗng lớn bột caffeine, tương đương khoảng 790mg, và ghi lại hậu quả suốt ngày hôm đó.

Trong clip, Lee cho biết ban đầu, anh cảm thấy tràn đầy sinh lực và hưng phấn, đồng thời đính kèm đoạn clip ghi lại cảnh anh đang tập luyện. Sau đó, anh quay cảnh mình đi học trong lớp, trông vô cùng mệt mỏi. Cuối clip là đoạn Lee sắp nôn trong nhà vệ sinh.

Sau khi nôn, Lee nói rằng anh đã cảm thấy tốt hơn, nhưng đến cuối ngày, tâm trạng của anh bỗng trở nên buồn bực, chán nản.

Lee nói với Insider: “Tôi tưởng trải nghiệm này sẽ rất thú vị vì tôi thường cảm thấy rất sáng tạo và tràn đầy năng lượng sau khi dùng caffeine. Nhưng vì lý do nào đó, cuối ngày hôm đó, tâm trạng của tôi thay đổi thất thường”.

Minh họa: Gian Cescon/Unsplash

Anh cũng nói rằng tác dụng của caffeine kéo dài cho đến khi anh ngủ, và anh vẫn còn cảm giác bồn chồn đến tận ngày hôm sau.

Sammi Brondo, một chuyên gia dinh dưỡng ở New York, Mỹ, nói với Insider rằng cô khuyến cáo mọi người không nên làm những gì Lee làm.

Brondo nói: “Bạn có thể thấy trong video rằng anh ấy có nhiều trạng thái khác nhau trong ngày, trong đó rất nhiều trạng thái tiêu cực. Mặc dù caffeine có thể có tác dụng tích cực nhưng tốt nhất bạn nên tiêu thụ một cách từ từ và không vượt quá 400 mg mỗi ngày”.

Các bình luận trên video của Lee hầu hết là những lời đồng cảm và chia sẻ câu chuyện của chính họ về việc sử dụng quá liều caffeine. Một người xem cho biết họ không thể ngủ trong ba ngày sau khi uống 800 mg caffeine. Một người khác cho biết họ đã bị một cơn hoảng loạn và buồn nôn tồi tệ nhất trong đời sau khi lái xe suốt đêm với 600 mg caffeine trước đó.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: