Lần đầu tiên phụ nữ Nhật Bản được tham dự lễ hội khỏa thân

Lễ hội Hadaka Matsuri tại chùa Saidaiji vào ngày 18 Tháng Hai 2023 ở Okayama, Nhật Bản. (ảnh: Buddhika Weerasinghe/Getty Images)

Lần đầu tiên, phụ nữ ở Nhật Bản sẽ được tham gia lễ hội khỏa thân, một nghi lễ cổ xưa nhằm xua đuổi tà ma.

Khoảng 1250 năm trước, khi lần đầu tiên thị trấn này của Nhật Bản có lễ hội khỏa thân, phụ nữ bị cấm tham gia. Nhưng mới đây, ban tổ chức thông báo sẽ cho phép một nhóm khoảng 40 phụ nữ tham gia lễ hội được tổ chức vào ngày 22 Tháng Hai tới.

Nhưng nếu đàn ông khỏa thân, thì những phụ nữ tham gia sẽ mặc quần áo đầy đủ.

Ayaka Suzuki, người vận động để dỡ bỏ lệnh cấm không chính thức đối với phụ nữ tham gia lễ hội Hadaka, cho biết từ khi còn nhỏ, cô đã muốn tham gia lễ hội này. Bây giờ, cô sẽ tận dụng cơ hội này để cầu nguyện sự bình an đến với gia đình cô và những người thiệt mạng trong trận động đất vừa qua trên bán đảo Noto.

Lễ hội khoả thân Nhật Bản hay Hadaka Matsuri (裸祭り “Naked Festival”) là lễ hội diễn ra vào ngày thứ bảy, tuần thứ ba của Tháng Hai hàng năm tại ngôi đền Saidaiji Kannon tại thành phố Okayama, miền Tây Nhật Bản.

Trong lễ hội, những người đàn ông phải cởi bỏ hết quần áo trong cái lạnh thấu xương của mùa đông nước Nhật, họ chỉ mặc duy nhất một chiếc khố trắng được gọi là fundoshi và mang một đôi tất trắng có tên là tabi.

Những người đàn ông phải cởi bỏ hết quần áo trong cái lạnh thấu xương của mùa đông nước Nhật, họ chỉ mặc duy nhất một chiếc khố trắng được gọi là fundoshi và mang một đôi tất trắng có tên là tabi. (ảnh: Buddhika Weerasinghe/Getty Images)

Lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri Nhật Bản, thu hút tới hơn 9,000 nam giới Nhật Bản tham gia mỗi năm. Hàng nghìn người đóng khố và cởi trần trong thời tiết lạnh giá, tranh nhau cặp bùa may mắn mang tên Shingi do một đạo sĩ ném xuống từ độ cao hơn 4 m.

Người Nhật cho rằng, ai bắt được cặp bùa này sẽ hưởng may mắn trong suốt 12 tháng của năm. Trước khi bắt bùa may mắn, những người tham gia phải lội qua một bể nước lạnh để rửa sạch cơ thể.

Một nhóm người tham gia thanh lọc cơ thể trong đài phun nước trước khi vào chùa tại Lễ hội khỏa thân, hay còn gọi là Hadaka Matsuri tại chùa Saidaiji vào ngày 18 Tháng Hai 2023 ở Okayama, Nhật Bản. (ảnh: Buddhika Weerasinghe/Getty Images)

Không chỉ lễ hội Hadaka, nhà tổ chức của nhiều lễ hội ở Nhật Bản cũng phải chịu áp lực để mở cửa cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, có thể tham gia. Trong tháng này, phụ nữ đã được phép tham gia lễ hội lửa Katsube ở Shiga lần đầu tiên trong lịch sử 800 năm của tỉnh này.

Ban tổ chức của lễ hội Somin-sai, nơi mà người tham gia cũng có trang phục tối giản, ở thị trấn Oshu phía đông bắc Nhật Bản vừa thông báo vào tháng trước rằng sự kiện này sẽ được tổ chức lần cuối cùng vào năm nay. Quyết định này được đưa ra do phần lớn đàn ông ở thị trấn đã cao tuổi và họ không tìm được người giám sát sự kiện.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: