Trời bắt đầu nóng, quần áo mùa đông và vài thứ khác sẽ phải cất đi hoặc bỏ bớt. Hãy sử dụng quy tắc 20/20 để tìm ra những gì bạn thật sự cần giữ lại trong nhà.
Giống như nhiều việc khác, việc dọn dẹp đòi hỏi bạn phải xem xét cả lý thuyết và thực tế. Một lúc nào đó bạn phải vứt bỏ mọi thứ và sắp xếp những gì bạn giữ. Có một yếu tố để hình dung và hiểu biết về bản thân để bạn tự phát huy tác dụng.
Ví dụ như một số phương pháp dọn dẹp phổ biến nhất, yêu cầu bạn tưởng tượng không gian lý tưởng của mình để khi bắt tay vào dọn dẹp, bạn có thể quyết định trong tíc tắc, mà không phải suy nghĩ lâu.
Việc suy nghĩ lâu đến đâu cũng không thể kết thúc khi bạn bắt đầu làm việc, nên bạn cần trí tuệ hóa lựa chọn của mình về việc giữ lại, hay loại bỏ từng món đồ.
Các chuyên gia của tổ chức Những Người Theo Phong Cách Tối Giản gợi ý cho bạn cách tiếp cận, được gọi là Quy Tắc 20/20. Để áp dụng, bạn cần tự hỏi mình hai câu khi quyết định giữa việc giữ lại hay loại bỏ một món đồ. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn nghĩ rằng mình đã tìm thấy thứ gì đó mà bạn nên giữ lại “phòng khi” cần nó trong tương lai.
Trước tiên, hãy tự hỏi: “Tôi có thể mua lại món đồ này với giá dưới $20 không?” Xong hỏi tiếp: “Có thứ gì tương tự mà tôi tìm được trong vòng chưa đầy 20 phút không?”
Nếu trả lời cho hai câu hỏi trên là “có,” bạn có thể vứt hai món đồ đó vào thùng rác được rồi đấy. Một ví dụ điển hình là chiếc bật lửa. Nếu bạn không phải là người thường xuyên thắp nến hoặc hút thuốc, bạn sẽ không bao giờ sử dụng bật lửa, nhưng đó là thứ dễ dàng khiến bạn coi như một món đồ để phòng hờ.
Có một số lý do để bạn cần nó, như trong trường hợp ai đó mang theo điếu xì gà đến nhà bạn hoặc đề phòng trường hợp bạn tổ chức một bữa tiệc sinh nhật, nhưng thực tế, điều đó sẽ không xảy ra và nếu có, số tiền bạn bỏ ra để mua một chiếc khác ở cửa hàng ở góc đường sẽ xứng đáng với khoảng không gian bạn tiết kiệm được bằng cách loại bỏ chiếc ban đầu.
Nếu điều này nghe có vẻ quen thuộc, thì đó là vì quy tắc 20/20 không phải là ví dụ duy nhất về một bài kiểm tra gồm hai câu hỏi dễ mà mọi người nên tự đặt ra khi sắp xếp đồ đạc.
Khi áp dụng phương pháp “sắp xếp gọn gàng theo tốc độ cuộc sống,” bạn phải tự hỏi mình: “Nếu cần món đồ này thì tôi sẽ phải tìm nó ở đâu?” Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi đó, bạn hãy tự hỏi mình: “Nếu cần món đồ này, liệu tôi có nghĩ rằng mình có sẵn nó ở trong nhà rồi không?” Những món đồ để “phòng hờ” mà bạn giữ thường ít được sử dụng, đến mức bạn thậm chí còn không nhớ là mình có nó, chứ đừng nói đến việc có một nơi cụ thể để cất giữ.
Đối với một số người, việc sắp xếp gọn gàng nhà cửa là điều khó khăn. Bỏ thì thương, vương thì tội. Nhiều người luôn có lý do để hợp lý hóa việc giữ bất cứ thứ gì đó rằng một ngày nào đó họ sẽ lại cần nó, nhưng sự thật là thời điểm đó không bao giờ đến.
Đó là lúc hai câu hỏi xuất hiện: Đây là những câu hỏi khách quan, có hoặc không nhằm loại bỏ cảm tính và phỏng đoán khi quyết định có nên giữ thứ gì đó hay không. Những câu hỏi này loại bỏ cảm xúc và cung cấp cho bạn một kế hoạch dự phòng trong trường hợp bạn thực sự cần thứ gì đó, vì vậy bạn không cần phải lo lắng về tương lai và chỉ cần vứt bỏ những thứ không còn cần thiết nữa.
(theo Lifehacker)