Cách giúp ‘nửa kia’ bớt căng thẳng

(minh họa: Cody Black/Unsplash)

Những người cảm thấy được “nửa kia” của mình hiểu và quan tâm hơn, sẽ cảm thấy ít căng thẳng hơn. Theo Newsweek.

Một nghiên cứu mới cho thấy cảm giác không được bạn đời hỗ trợ cũng là yếu tố dẫn đến những căng thẳng, là do nồng độ hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể cao hơn.

Cortisol là một trong những hormone gây căng thẳng của cơ thể, hoạt động với một số vùng não nhất định và có ảnh hưởng đến tâm trạng, động lực và hành vi của mỗi cá nhân.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà tâm lý học tại Binghamton University ở New York, cho thấy những người cảm thấy được “nửa kia” của mình hiểu và quan tâm hơn, sẽ cảm thấy ít căng thẳng hơn. Theo Newsweek.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xem xét 191 cặp vợ chồng khác giới để tìm hiểu xem liệu kỹ năng giao tiếp tốt hơn trong khi cho và nhận hỗ trợ xã hội có dẫn đến mức cortisol thấp hơn hay không.

Trong hai buổi thử nghiệm kéo dài 10 phút, các cặp vợ chồng hoặc tình nhân thảo luận về những vấn đề cá nhân,  không liên quan đến cuộc hôn nhân hoặc quan hệ tình cảm của họ.

Sau đó, các nhà nghiên cứu phân tích giao tiếp để tìm ra những trường hợp hỗ trợ xã hội tích cực và tiêu cực được trao và nhận. Họ đánh giá cách những người tham gia cảm nhận được sự hỗ trợ mà họ nhận được và thu thập mẫu nước bọt để kiểm tra mức cortisol.

“Chúng tôi nhận thấy rằng những người vợ nhận được sự hỗ trợ tiêu cực hơn (ví dụ như bị từ chối giúp đỡ) cảm thấy ít được đối tác hiểu, đánh giá cao và quan tâm hơn, điều này có tác dụng ‘khuếch đại căng thẳng,’ nghĩa là cortisol tăng lên trong quá trình tương tác,” Giáo Sư Tâm Lý Học – Richard Mattson cho biết trong một thông cáo báo chí. “Các cặp cảm thấy được hiểu, được công nhận và quan tâm nhiều hơn khi đối tác của họ thể hiện các kỹ năng nâng đỡ tích cực, và ít hơn khi họ thể hiện các kỹ năng giao tiếp tiêu cực.”

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mức độ căng thẳng dường như dự đoán chính xác cách các cặp sẽ hành động và nhận thức về các tương tác. Nói cách khác, một người trong một cặp có thể đoán được mức độ hỗ trợ của người còn lại, có lẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm trong quá khứ.

(ảnh: Nathan Dumlao/Unsplash)

“Nghiên cứu này cho thấy rõ ràng hơn cách nhận thức về các tương tác hỗ trợ định hình trải nghiệm của chúng tôi. Cách mỗi người cảm nhận về sự tương tác có liên quan chặt chẽ đến mức độ họ tin rằng người yêu của họ sẽ hỗ trợ và phản hồi như thế nào. Một khả năng là nhận thức về mức độ hỗ trợ của người còn lại được xây dựng theo thời gian và qua một số tương tác, và bức tranh tổng thể hơn sẽ định hình cách các hành vi cụ thể, dù tốt hay xấu, có thể được nhìn nhận vào thời điểm đó,” Hayley Fivecoat, tác giả chính của bài báo, cho biết.

“Trong cả hai trường hợp, những người tự nhận mình thường được quan tâm, hỗ trợ, có mức cortisol thấp nhất ở mức cơ bản.”

Các tác giả nói thêm rằng giọng điệu của những gì một người nói với người kia khi hỗ trợ cũng đóng một phần quan trọng.

Nghiên cứu trước đây được công bố trên tạp chí Psychoneuroendocrinology cho thấy các loại tương tác khác nhau – chẳng hạn như giao tiếp bằng lời nói và đụng chạm – có tác động khác nhau đến mức độ căng thẳng.

Nhưng nói gì thì nói, các cặp vợ chồng, những đôi tình nhân đang hạnh phúc, và “nửa kia” của mình lúc nào cũng vui vẻ, khỏe mạnh cả tinh thần lẫn thể xác, thì hãy thể hiện sự chăm sóc, quan tâm, giúp đỡ hơn nữa, mà đừng chỉ nói yêu bằng lời.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: