John Maxwell – diễn giả hàng đầu của thế giới về đào tạo lãnh đạo từng nói: “MỘT là con số quá nhỏ để đạt được sự vĩ đại. Chưa có thành tựu nào có giá trị thực sự đạt được nếu con người làm việc một mình.”
Bất kỳ mục tiêu vĩ đại nào đều vượt ra ngoài phạm vi của riêng bạn và hành trình hướng tới mục tiêu đó sẽ liên quan đến, và thậm chí tác động đến các mối quan hệ trong cuộc sống của bạn. Dù có bằng ảnh hưởng, sự hiểu biết sâu sắc hay sự giúp đỡ kiểu cũ, những người khác đều là một phần cần thiết trong hành trình phát triển cá nhân của bạn.
Cuốn sổ tay “Winning With People” của John Maxwell đưa ra luận điểm, gần như mọi thành công và thất bại đều có thể bắt nguồn từ ảnh hưởng của những người xung quanh. Khi có chủ ý trong các mối quan hệ của mình, chúng ta tạo ra một hệ thống hỗ trợ các mục tiêu của chính mình, và mục tiêu của những người trong cuộc sống xung quanh.
John sử dụng bốn phương pháp đáng nhớ để tăng thêm giá trị cho người khác hàng ngày.
1.Tạo kỷ niệm
Có rất nhiều phần của cuộc sống trôi qua. Quá nhiều thời gian bị chiếm mất bởi những việc mà chúng ta phải làm, như lái xe đến sở làm, xếp hàng chờ ở phi trường, mua hàng tạp hóa,… Cuối cùng chúng ta quên rằng thời gian là nguồn tài nguyên không thể tái tạo và vì thế, không nên lãng phí.
Ở mọi nơi, chúng ta đều có cơ hội biến một điều gì đó tầm thường thành một kỷ niệm đáng nhớ. Và khi mang đến cho ai kỷ niệm đẹp, chúng ta cũng giúp họ có những câu chuyện để kể, những trải nghiệm để hồi tưởng lại, mỗi khi họ có dịp kể cho người khác nghe.
Đừng chờ đợi những điều đặc biệt xảy ra, cứ lên kế hoạch đi bạn. Hãy biến suy nghĩ, kế hoạch thành hiện thực và lưu giữ càng nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cho người khác, càng tốt. Đừng để thời gian trôi qua một cách nhàm chán mà chẳng có ích gì.
2.Thực hành quy tắc 30 giây
Quy tắc 30 giây đơn giản như sau: Trong vòng 30 giây đầu tiên của bất kỳ cuộc trò chuyện nào, hãy làm hoặc nói điều gì đó để tạo ấn tượng với người đang nói chuyện cùng bạn.
Trung bình, chúng ta nghe khoảng 25,000 từ mỗi ngày, kéo dài 4, 5 giờ trò chuyện. Nếu bạn ước tính dựa trên kinh nghiệm của bản thân, bạn sẽ đoán được cuộc nói chuyện đó có tác dụng nâng cao tinh thần đến mức nào!
Việc bạn là ai, bạn làm gì, bạn sống ra sao đều không quan trọng, chỉ cần bạn có khả năng giữ được mối dây liên kết với mọi người. Trong vòng 30 giây đầu tiên gặp bạn, liệu người đối diện có cảm tình để quyết định có nên tiếp tục đặt mối quan hệ hay hợp tác hay không đó mới là điều quan trọng.
Nếu người nào đó có cảm tình với bạn, thì mọi hành động cũng như lời nói của bạn sẽ được nhìn nhận theo hướng tích cực, đồng thời họ sẽ ủng hộ, cổ vũ cho quan điểm, hành động của bạn. Trái lại, nếu người ta không thích, sự tự tin của bạn có thể được xem là một sự kiêu ngạo, hành động bạn làm có thể được xem là lập dị. Mặc dù tất cả những đánh giá đó chỉ dựa trên yếu tố cảm tính, trí tưởng tượng và sự đánh giá chủ quan của họ. Cũng chính vì lý do đó mà thần tượng của người này cũng có thể là kẻ ngốc đối với người khác.
Quy tắc 30 giây là điều tối quan trọng trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, bởi một số chuyên gia đánh giá rằng: 20% thành công của một người đến từ năng lực và kiến thức, trong khi 80 % còn lại đến từ các kỹ năng đối nhân xử thế, khả năng liên kết với người khác và tạo dựng lòng tin, sự tôn trọng nơi họ. Cho dù đang phỏng vấn tìm việc làm, thuyết phục sếp tăng lương hay chào bán một sản phẩm, dịch vụ, khi tạo dựng được mối quan hệ tốt với mọi người, bạn càng có nhiều cơ hội đạt được điều mình mong muốn.
Giá trị cốt lõi của quy tắc 30 giây là: Hoặc tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu, hoặc không bao giờ.
3.‘Khai thác vàng’
Khai thác mỏ là công việc mệt mỏi. Bạn phải di chuyển những đống đất và đá, nặng nề và đào xới, đục đẽo mặt đất hàng giờ liền, tất cả đều với hy vọng có được sự biện minh. Nhưng sau đó, việc tìm thấy vàng nhắc nhở, tại sao chúng ta làm điều đó.
Mọi người chúng ta gặp đều có điểm mạnh, và điểm yếu, nốt cao và nốt trầm, đất và vàng. Câu hỏi mà bạn phải đối mặt với bản thân là bạn sẽ sửa sai cho mọi người hay bạn sẽ kết nối với họ? Cái nào tăng thêm giá trị? Cái nào đáng giá hơn?
4.Tìm hiểu tên họ của người ta giao tiếp
Trong cuốn “How to Win Friends and Influence People của Dale Carnegie” – một trong những cuốn sách bán chạy nhất và có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, John Maxwell nói, “Tên một người là âm thanh ngọt ngào nhất đối với họ.” Việc nhớ tên ai đó cho họ thấy rằng bạn nhìn thấy họ, nhớ họ, không chỉ vì họ là ai đối với bạn vào thời điểm bạn gặp họ mà còn vì họ là ai với tư cách cá nhân. Việc nhớ và gọi đúng tên của ai đó cho họ cảm giác được trân trọng.
Nhiều người nói rất thẳng thừng, rằng “tôi không giỏi nhớ tên.” Nhưng một khi nhận ra tầm quan trọng của điều tưởng chừng như nhỏ nhặt này, chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở nên giỏi, vì mục đích tạo ra tác động đến các mối quan hệ.
(nguồn tổng hợp)