Nguyễn Phú Trọng tới chết cũng không yên!

Di quan ông Nguyễn Phú Trọng (ĐĐK)

 Cộng đồng mạng Việt Nam đang lan truyền một bài thơ – được cho là ông Trọng để lại di nguyện – với ý muốn được chôn cất đơn giản trong nấm mộ nhỏ nơi quê nhà. Đoạn thơ được truyền với lời tựa là “Bác TBT Nguyễn Phú Trọng viết tặng người vợ của mình, trong những ngày cuối đời tại bệnh viện108”. Lời thơ cụ thể như sau:

“Đưa tôi về nhà bà ơi!
Để tôi vui vẻ ở nơi sinh thành.
Thế nhân khổ vì lợi danh
Chết rồi còn muốn tham dành đất đai.
Cho tôi nấm mộ nhỏ thôi
Để sau khỏi khổ vì lời thán ca.
Tôi đi chỉ một thân già
Nhưng mà để lại cho bà tiếng thơm.
Mặc ai đặt đó đê đơm
Lòng mình trong sáng thì cơn có gì.
Mấy lời thủ thỉ vân vi
Thôi bà ở lại tôi đi nhé bà!”

Cho đến nay, chưa có ai chính thức xác nhận đây đúng là bài thơ ông Trọng viết, vào khi nào!

Trong bối cảnh nhà cầm quyền đang đàn áp những người viết bài phản bác việc tổ chức ca tụng ông Trọng quá lố, thì hiện vẫn chưa thấy ai bị bắt do lan truyền đoạn thơ này. Nhưng xét lại, nếu bài thơ này là do ông Tổng bí thư viết thì lại càng làm xấu mặt các lãnh đạo bộ chính trị sau này, vì đã không làm theo lời dặn của người đã khuất. Theo thông báo chính thức thì ông Trọng sẽ được chôn tại nghĩa trang Mai Dịch, có nghĩa là bất chấp ý nguyện của người chết như thế nào, ngay cả cái xác của họ cũng phải bị phục vụ cho ý đồ của những người lãnh đạo đương thời.

Việc làm trái di chúc các lãnh đạo cộng sản lâu nay đã trở thành thông lệ. Trước đây, ông Hồ Chí Minh từng viết di chúc yêu cầu được hỏa táng, “tro cốt thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam”. Thậm chó ông Hồ còn dặn rằng mỗi hộp chôn trên một quả đồi, không cần bia đá, tượng đồng… Thế nhưng khi ông Hồ qua đời thì các quan chức cộng sản lại đem xác ông đi lồng kiếng ở Ba Đình. Chẳng khác gì các viện bảo tàng trưng bày xác những con thú để người ta đi qua đi lại tham quan. Mục đích để dùng cái xác, nuôi cho sự sống còn của chế độ độc tài.

Hoặc ông Lê Khả Phiêu (tổng bí thư từ 1997-2001) cũng từng có di nguyện được rải tro cốt xuống ba dòng sông. Nhưng cuối cũng vẫn bị đưa vào nghĩa trang Mai Dịch chôn.

Có thể nói khi cầm quyền thì họ thét ra lửa, nhưng khi chết rồi thì đồng chí, đồng đội chẳng coi ra gì, muốn được mồ yên mả đẹp nơi quê nhà hay tro cốt tự do trên những dòng sông cũng không xong. Chết rồi vẫn phải “phục vụ” đồng chí, đồng đảng, phải được chôn ở nơi các đồng đảng chỉ định của quan chức CSVN, để các báo chí tới quay phim, chụp hình rình rang để có cái cho người dân xem.

Mai Dịch là nghĩa trang dành để an táng các lãnh đạo cao cấp trong bộ chính trị, từ Ủy viên Trung ương Đảng trở lên bao gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương. Ngoài ra là một số nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tiêu biểu; và các tướng lĩnh công an, quân đội; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…

Một phần cần lưu ý là các lãnh đạo cộng sản gần đây hầu như chẳng ai muốn được chôn cất tại nghĩa trang Mai Dịch. Có lẽ khi sống họ đã không vừa lòng nhau, khi chết chẳng muốn nằm chung với nhau. Hoặc cũng có thể lo sợ bị trả thù. Hoặc có thể họ cũng chẳng muốn nằm ở cái chỗ mà muôn dân vẫn căm thù.

Ví dụ trường hợp ông Lê Đức Thọ (ủy viên bộ chính trị 1955-1986), tác giả vụ án “xét lại chống đảng” khiến nhiều nhân vật cấp cao của đảng cộng sản phải lâm vào lao lý, chết tủi nhục. Có tin đồn rằng phần mộ của ông Thọ ở nghĩa trang Mai Dịch đã nhiều lần bị phá hoại, đào xác và tiểu tiện vô đầu lâu. Gia đình ông này đã phải dời mộ đi nơi khác để tránh bị trả thù.

Cho nên sau này các tướng lãnh, quan chức cộng sản hầu như rất ít người muốn bị chôn cất ở nơi đây. Ngoài trường hợp Lê Khả Phiêu, Nguyễn Phú Trọng thì Đỗ Mười, Võ Nguyên Giáp, Trần Đại Quang cũng từng di nguyện được an táng ở quê nhà chứ tuyệt đối không vào Mai Dịch nằm.

Ông Mười, ông Giáp, ông Quang thì được toại nguyện. Nhưng ông Trọng thì không, có lẽ do Tô Lâm đã đưa tin rằng ông Trọng đã “làm việc tới hơi thở cuối cùng”. Nên giờ đây, khi chết cũng phải chôn theo ý đồng đảng để xây dựng hình ảnh cho Tô Lâm. Chết không được chôn theo ý mình, mà có lẽ Tô Lâm cũng sẽ không cho ông Trọng thanh thản về với Các Mác – Lê Nin, vì phải “sống mãi trong sự nghiệp quần chúng nhân dân”, giống như Hồ Chí Minh. Khi đã tham quyền cố vị tới phút cuối cùng thì vẫn phải đành cắn răng chịu đựng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: