Cách mà người Châu Á gìn giữ mồ mả và thờ cúng ông bà, là một trong những dấu ấn đặc biệt về phong tục văn hóa, mà trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia nổi bật với những điều kỳ lạ.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center), với người dân Nhật Bản, lễ tưởng nhớ tổ tiên là một trong những lễ quan trọng hàng năm. Lễ Obon – tên của lễ hội tôn vinh tổ tiên, có đặc điểm là thắp đèn lồng và đi quét dọn, chăm sóc mộ phần gia đình. Tại Nhật Bản, 85% người trưởng thành cho biết gia đình họ có một ngôi mộ như vậy. Có đến 79% cho biết họ đã chăm sóc ngôi mộ này bằng cách quét dọn hoặc dọn dẹp trong năm qua, như một tập tục quan trọng dù là sống trong đời sống hiện đại.
Lễ Obon là một trong nhiều lễ hội châu Á, vốn tập trung vào việc tôn kính và tôn vinh tổ tiên. Những lễ hội khác bao gồm Sat Thai ở Thái Lan, và cả Lễ cúng cô hồn và Ngày quét mộ (Thanh minh) ở một số nơi ở Đông và Đông Nam Á. Mặc dù các hoạt động cụ thể có thể khác nhau nhưng những lễ hội này thường bao gồm các truyền thống như viếng mộ gia đình hoặc thắp hương, để nhắc cho các thế hệ mới biết về vị thế của người đã mất.
Pew đã có cuộc khảo sát ở hầu hết các khu vực Đông và Đông Nam Á vào năm 2022 và 2023, các hi tiết được ghi nhận, có khoảng một nửa số người trưởng thành trở lên, khi được hỏi đã nói rằng họ hay gia đình của họ có khu mộ gia đình – nơi chôn cất thi thể hoặc tro hỏa táng của các thành viên trong gia đình.
Một bảng thăm dò khác cho thấy đại đa số người châu Á có mộ gia đình đều tự mình duy trì.
Trong số những nơi được khảo sát, người dân ở Nhật Bản (85%) và Việt Nam (84%) đều có khu mộ gia đình nhất. Tuy nhiên, hài cốt của các thành viên trong gia đình có xu hướng được xử lý rất khác nhau ở hai nơi này . Gần như tất cả người trưởng thành ở Nhật Bản đều cho biết gia đình họ hỏa táng và chôn cất hài cốt của người thân, trong khi hầu hết người trưởng thành ở Việt Nam cho biết gia đình họ chôn cất nhưng không hỏa táng những người thân đã khuất trong gia đình.
Một chi tiết từ nguồn nghiên cứu khác cho thấy là người Việt Nam, đặc biệt là những người từ miền Trung trở ra Bắc, có thói quen xây dựng khu mộ gia đình của người đã khuất vô cùng nguy nga. Hình thức này nhưng sự biểu lộ lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ đã khuất, nhưng cũng là một cách để trình bày về giá trị gia thế.
Tuy nhiên cũng có ý kiến của các chuyên gia về dân tộc học nói rằng ở những khu vực như vậy tại Việt Nam thường gặp phải lũ lụt sạt lở và sau một trận thiên tai. Những ngôi mộ bình thường đều bị chìm lấp, cho nên việc xây cao lớn, cũng là một cách để đánh dấu và giữ gìn.
Mặc dù không phải tất cả những người mà Pew khảo sát đều báo cáo có một phần mộ gia đình, nhưng phần lớn những người này, chia nhau trong gia đình để trông coi, bằng cách quét dọn hoặc lau chùi. Không nhiều người nói rằng họ trả tiền để duy trì những khu mộ như vậy. Nhưng Việt Nam, từ sau các đợt di cư lớn như 1954 hay 1975, những người xa xứ không có điều kiện để về lại quê thực hiện nghĩa vụ chăm sóc mộ phần của gia đình, cũng đã phải chọn cách gửi tiền về để nhờ những người thân,, hay những những người trông nom nghĩa trang giúp làm giùm công việc này.
Nghi thức thờ cúng tổ tiên
Bảng khảo sát được gửi đến cho những người tham gia ở Đông Á và Việt Nam, tìm hiểu xem họ có thực hành những điều như sau đây suốt 12 tháng trong năm hay không, bao gồm:
Thắp hương
Cúng thức ăn, nước uống
Đặt hoa hoặc thắp nến, đèn
Cúng vàng mã cho người đã khuất
Dân Việt Nam được tìm thấy đặc biệt luôn thực hiện các truyền thống tưởng nhớ tổ tiên, trong các hạng mục nói trên. Những nghi lễ này tương đối phổ biến khắp Việt Nam. Hầu hết người Việt trưởng thành đều cho biết họ luôn thắp hương trên bàn thờ hàng ngày, hay hàng tuần ,để phụng dưỡng tổ tiên.
Cúng vàng mã là một tập tục cũng đặc biệt – với quan niệm cho rằng cung cấp mọi thứ cần thiết cho người ở thế giới bên kia không bị thiếu thốn. Đa số người được hỏi ở Việt Nam (73%) và Đài Loan (70%) cho biết họ làm điều này. Tháng Bảy Âm lịch hàng năm được coi là lễ Cúng cô hồn – tức dành cho những người đã khuất không quen biết, cũng là thời gian rộn rịp của việc đốt vàng mã của người Việt Nam, vốn được nói là chịu ảnh hưởng của phong tục xuất phát từ Trung Quốc.
Ở Châu Á, hầu hết người lớn không theo tôn giáo nào, theo Phật giáo hay lương giáo cho biết họ đã thực hiện ít nhất một trong những nghi lễ này trong năm. Ví dụ, 59% người trưởng thành không theo tôn giáo nào ở Nhật Bản cho biết họ đã cúng dường thức ăn, nước uống trong 12 tháng qua để chăm sóc tổ tiên.
Những người theo đạo Cơ đốc nói chung ít tham gia vào các loại hoạt động này. Tuy nhiên, nhiều người theo đạo Thiên Chúa Việt Nam đã thắp hương, dâng hoa hoặc thắp nến để cúng tổ tiên trong năm vừa qua.