Tật khó ngủ ở người… không còn trẻ

(Hình minh họa: Adrian Swancar/Unsplash)

Khi còn trẻ, bạn có thể ngủ nướng đến tận trưa vào những ngày cuối tuần, nhưng gần đây, cứ ba, bốn giờ, thậm chí có đêm một, hai giờ sáng là bạn bừng tỉnh giấc. Rồi khi đã vào giường mà tâm trí cứ bồn chồn hoặc tỉnh như sáo, không thể nào chìm ngay vào giấc ngủ một cách dễ dàng như ở thuở thanh xuân.

Vấn đề là, hãy chấp nhận việc khó ngủ khi chúng ta già đi. Hiểu và chấp nhận rằng nhu cầu và thói quen ngủ thay đổi theo độ tuổi sẽ giúp ta bớt kỳ vọng và giảm lo lắng về giấc ngủ, điều làm ta…. khó ngủ hơn nữa.

Cứ xem khó ngủ là một triệu chứng được “tặng kèm” trong qua trình ta già đi và hân hoan đón nhận.

Có rất nhiều lý do khiến ta gặp vấn đề về giấc ngủ, nhưng nếu bạn nhận thấy rằng giấc ngủ của mình không còn giống như xưa khi bạn già đi, thì tất cả mọi người đều như vậy. Cũng giống như làn da của chúng ta nhăn nheo hơn, các khớp xương ngày càng kêu cót két và đau nhức, giấc ngủ của chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa. Điều này hoàn toàn bình thường.

Bác sSĩ Bijoy John chuyên khoa về giấc ngủ và là người sáng lập kiêm giám đốc y khoa tại Sleep Fix Academy, cho biết “Cấu trúc giấc ngủ của người 20 tuổi khác biệt đáng kể so với người 60 tuổi, đặc biệt là khi nói đến giấc ngủ sâu.”

Trong khi người từ 60 tuổi trở lên cần số giờ ngủ gần bằng với người trẻ tuổi (bảy đến chín giờ mỗi đêm), nhiều người gặp khó khăn trong việc có được giấc ngủ cần thiết. Giấc ngủ trở nên rời rạc hơn, với việc thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm. Có những thay đổi trong các giai đoạn giấc ngủ của chúng ta, với việc giảm giấc ngủ sâu (giấc ngủ sóng chậm), tăng giấc ngủ nông và giảm nhẹ giấc ngủ REM (mơ).

Lưu ý mặc dù những thay đổi về thói quen ngủ này có thể là bình thường khi chúng ta già đi, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ hoặc tình trạng bệnh lý đã phát triển, bao gồm bệnh tiểu đường, suy tim sung huyết. phổi tắc nghẹn mãn tính, lo lắng, trầm cảm, trào ngược dạ dày, bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ, …

Đây là những mẹo có được giấc ngủ ngon, sâu và đủ giờ cho những ai không còn trẻ gặp khó khăn về giấc ngủ:

-Bảo đảm là bạn vẫn hoạt động vào ban ngày, ngay cả khi bạn đã nghỉ hưu hoặc làm việc ít hơn, vì điều này tạo tiền đề cho giấc ngủ.
-Bạn có thể ngủ trưa, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và nên ngủ trưa sớm hơn trong ngày.
-Tập thể dục hàng ngày, nhưng ngừng tập vào buổi tối vì điều này có thể kích thích não bộ tỉnh táo lâu hơn.
-Giữ giờ đi ngủ đều đặn (kể cả vào cuối tuần) là điều quan trọng, nhưng hãy nhớ rằng giờ đi ngủ thay đổi khi chúng ta già đi.
-Tránh tất cả các màn hình một giờ trước khi đi ngủ.
-Nếu bạn thức dậy vào ban đêm, đừng nhìn vào điện thoại hoặc đồng hồ.
-Nếu bạn thức dậy và không thể ngủ lại, hãy ra khỏi giường và đến một nơi tối và yên tĩnh, cân nhắc đọc sách trong một thời gian ngắn và quay lại phòng ngủ.

Chỉ nên đặt khoảng từ 15-30 phút cho giấc ngủ trưa. (Hình minh họa: Unsplash)

-Tránh các chất kích thích, chẳng hạn như caffeine và nicotine, đặc biệt là vào cuối ngày
-Tránh uống rượu trước khi đi ngủ.
-Thiết lập thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, bao gồm đọc sách, nghe nhạc êm dịu và tắm nước ấm.

Tóm lại, những gì nhà nghiên cứu về giấc ngủ muốn nói với chúng ta là khi đã ngoại lục tuần, hãy bằng lòng với việc ta không thể có giấc ngủ như “khi ta hai mươi,” đồng thời tích cực áp dụng những chiến lược để cải thiện giấc ngủ và duy trì sức khỏe, dù ở bất cứ lứa tuổi nào.

(theo Verywell Mind)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: