Sập cầu Phong Châu vì bão: Ông trời là thế lực thù địch của Hà Nội

Cầu Phong Châu sập khi nước lũ vẫn chưa mạnh và mực nước vẫn còn thấp. (Ảnh: Vietnamnet)

Vụ sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) ngày 9 Tháng Chín sau bão Yagi, đã khiến 13 người rơi xuống sông cùng với 1 xe container, 1 xe tải, 3 xe hơi, 4 xe máy, chỉ có 3 người thoát nạn. Kể từ vụ sập cầu Cần Thơ (2007), thì đây là cây cầu lớn duy nhất bị sập nhịp chính giữa sông, đây cũng là vụ sập cầu gây thiệt hại nặng nề nhất.

Cầu này được làm bằng thép và bê tông cốt thép dự ứng lực với quy mô vĩnh cữu. Chỉ mới được khánh thành năm 1995, và đã trải qua 3 lần sửa chữa trong các năm 2013, 2019 và 2023. Sau đợt gia cố năm 2019 thi sở Giao thông Vận tải Phú Thọ đã kiểm định và tuyên bố rằng chân móng trụ rất vững chắc, đạt tiêu chuẩn tải trọng HL93, không phải cấm biển hạn chế trọng tải xe cộ.

Khi đã không hạn chế tải trọng thì tức là cầu sập không phải do trọng tải của các xe đang lưu thông trên cầu. Quan sát các hình ảnh, video lúc cầu sập thì cũng không có mưa to gió lớn, nước dưới chân cầu chảy cũng không quá mạnh để có thể đẩy sập cầu. Nếu lưu lượng dòng chảy đủ mạnh để làm sập một cây cầu mới xây năm 1995 thì cầu Long Biên, cũng trên sông Hồng, do Pháp xây cách đây 122 năm đã không thể trụ vững tới bây giờ.

Lập tức, người ta nhìn ra vấn đề của cầu sập: (1) là công ty xây dựng rút ruột công trình và kiểm định có nhận hối lộ để thông cầu khi không đảm bảo chất lượng, và (2) là do khai thác cát vô tội vạ khiến cho lòng sông bị xói mòn, ảnh hưởng tới dòng chảy, gây sụt lún chân trụ cầu.

Và cả hai nguyên nhân này đều là do cách quản lý của người cộng sản. Việc xây dựng cầu rồi lợi dụng rút ruột công trình là tình trạng vô cùng phổ biến từ các công ty do đảng cộng sản quản lý. Đấu thầu cũng là người cộng sản. Nhận thầu rồi nhận ngân sách để làm cầu cũng là người cộng sản ăn chia với nhau. Đến rút ruột công trình để làm giàu cũng là chuyện gian dối của người cộng sản.

Còn nếu cầu sập vì khai thác cát thì cũng chính các quan chức cộng sản ăn hối lộ, cho khai thác cát tràn lan, những kẻ khai thác cát đều không thể phanh phui xử lý, bởi tất cả đều nằm dưới tay cộng sản.

Móng cầu Phong Châu lúc cạn do người dân địa phương chụp lại từ năm 2023. Ảnh: Facebook Lê Vinh

Thế nhưng khi cầu sập thì ai là người chịu thiệt hại nặng nề nhất? Chắc chắn là người dân, không chỉ tổn thất về nhân mạng, xe cộ, của cải; mà còn là tiền thuế đã đóng cho nhà nước để xây dựng cầu. Và còn những thiệt hại về thời gian, quãng đường di chuyển khi không thể đi qua cầu trong khi chờ đợi xây cầu mới.

Nhưng rồi báo chí đổ tội cho ai? Ông trời! Đúng vậy, từ lúc sập cầu, chỉ thấy đỗ lỗi cho thiên tai, bão lũ. Không thấy một cán bộ cộng sản nào đứng ra chịu trách nhiệm, từ chức, hoặc ít nhất là xin lỗi dân cũng không có. Cả một hệ thống từ người duyệt dự án xây cầu, nhà thầu, kỹ sư xây dựng, quản lý thi công, giám sát; tới những người duy tu, sửa chữa cầu… tất cả đều giấu mặt im lặng!

Ai là người hưởng lợi nhờ cầu sập? Cầu sập mới một tuần lễ, chưa tìm đủ xác nạn nhân, nhưng lãnh đạo cộng sản tỉnh Phú Thọ đã hớn hở đề nghị ngân sách chi 865 tỷ đồng xây cầu mới, và thêm 250 tỷ gia cố đê. Có lẽ không cần nói ra thì ai cũng biết kẻ nào hưởng lợi từ vụ sập cầu này.

Thế rồi chuyện bổn cũ soạn lại, cây cầu mới được dựng lên bởi chính những người đã gian tham, bọn quan lại giấm giúi chia nhau ngân sách và rút ruột công trình. Bên cạnh đó, vẫn không chấm dứt được việc khai thác cát bừa bãi. Thì câu hỏi đặt ra là khi nào lại sập cầu nữa?

Cầu Trung Hà bị “hở chân”, vỡ trụ dù mới chỉ được khánh thành từ năm 2002. Ảnh: TTXVN

Cầu Phong Châu bị sập chỉ là câu chuyện biểu trưng. Trên khắp Việt Nam, rất nhiều cây cầu được xây dựng theo cách đó, những con sông dưới chân cầu cũng bị hút cát tràn lan như vậy. Sau vụ sập cầu Phong Châu, lộ mặt quan quyền nhà nước thì dư luận bắt đầu quan tâm tới cầu Trung Hà nối Hà Nội với Phú Thọ. Những trụ của cây cầu này cũng bị hở chân, vỡ trụ dù mới chỉ được khánh thành từ năm 2002.

Việt Nam năm nào cũng phải hứng chịu hàng chục cơn bão, áp thấp nhiệt đới, cùng với đó là việc xả lũ tuỳ tiện của các đập, hồ thuỷ điện. Kết hợp với quy trình xây cầu, hút cát hiện nay, thì có lẽ Phong Châu chỉ là cây cầu mở màn chứ chưa phải là cuối cùng. Bão thì không tránh được, nhưng mọi việc chung quanh đó đều là do đảng cộng sản quyết định. Khi mọi thứ còn nằm trong tay độc tài cộng sản thì những cây cầu, hay tính mạng người dân như ngàn cân treo sợi tóc, nhưng cần thì cứ đổ lỗi cho trời đất. Cầu chông chênh như chính con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của chế độ cộng sản hiện nay, cứ nhắm mắt đi, bất chấp sinh mạng con người và đất nước.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: