Một người Nhật chỉ ngủ mỗi ngày 30 phút trong suốt 12 năm

30 phút chỉ có thể gọi là “chợp mắt.” (Hình minh họa: Beth Macdonald/Unsplash)

Daisuke Hori, 40 tuổi, vận động viên thể hình người Nhật Bản, cho biết anh đã rèn luyện cơ thể và trí óc để có thể hoạt động bình thường và không cảm thấy mệt mỏi khi nhắm đến mục tiêu chỉ ngủ từ 30 đến 45 phút mỗi đêm.

Hori sống tại tỉnh Hyogo, phía tây bắc Osaka, bắt đầu cắt giảm thời gian ngủ hàng ngày của mình từ 12 năm trước để có thêm nhiều giờ hoạt động hơn mỗi ngày. Anh tự nhận mình là “bậc thầy thực sự” khi đã kéo dài thời gian sống của mình. Ngoài việc duy trì hoạt động, anh uống caffeine để giữ đầu óc tỉnh táo và minh mẫn suốt ngày dài 23 tiếng rưỡi của mình.

“Chỉ cần bạn chơi thể thao hoặc uống cà phê một giờ trước khi ăn, bạn có thể hết buồn ngủ,” Hori cho biết, theo tờ South China Morning Post. Kỹ thuật của Hori dựa trên chất lượng hơn là số lượng giờ ngủ.

“Những người cần tập trung liên tục trong công việc sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ giấc ngủ chất lượng cao so với giấc ngủ dài. Ví dụ, bác sĩ và lính cứu hỏa có thời gian nghỉ ngơi ngắn nhưng vẫn duy trì công việc với hiệu quả cao”, anh giải thích.

Gần đây Hori tham gia cuộc thi “Best Body Japan” dành cho nam và nữ có vóc dáng lý tưởng của một vận động viên.

Theo SCMP, có một ngày, Hori chỉ ngủ 26 phút, thức dậy một cách tự nhiên, sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Anh ăn sáng và đi làm, đồng thời ghi lại một buổi tập luyện.

Hori thành lập Hiệp Hội Đào Tạo Người Ngủ Ít Nhật Bản vào năm 2016. Theo như báo cáo, anh đã dạy hơn 2,100 người cách trở thành người ngủ rất ít. Một nữ học viên của anh cho biết cô đã bắt đầu cắt giảm thời gian ngủ từ bốn năm trước, từ tám tiếng mỗi ngày xuống chỉ còn 90 phút, trong khi làn da và sức khỏe tinh thần của cô vẫn “trong tình trạng tuyệt vời.”

Tuy vậy, Tiến Sĩ Thomas Kilkenny, giám đốc Viện Y học Giấc ngủ tại Bệnh viện Đại học Northwell Staten Island, lại nghi ngờ về tuyên bố của Hori.

Kilkenny nói với The Post rằng ông không tin có người ngủ ít mà vẫn tỉnh táo, minh mẫn để làm việc, bởi vì tình trạng thiếu ngủ gây ra những tác động tiêu cực cực độ đến tâm trí và cơ thể.

Các chuyên gia khuyên người lớn nên ngủ từ bảy đến chín tiếng mỗi đêm. Ngủ ít hơn sáu tiếng có thể dẫn đến tăng cân, béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ hoặc trầm cảm. Công ước Geneva coi việc thiếu ngủ như một hình thức tra tấn, vì rất nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong nếu diễn ra từ ngày này qua tháng nọ.

Con người không thể hoạt động bình thường nếu không ngủ đủ giấc,” Kilkenny nói. “Tôi nghi ngờ câu chuyện của anh chàng này, và không nghĩ anh ấy có thọ nổi hay không.”

Thật vậy, 30 phút chỉ có thể gọi là “chợp mắt” chứ không phải là một “giấc ngủ.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: