Bạn có bao giờ đến một bữa tiệc hay hội nhóm, nơi những người mới quen hay hỏi về nghề nghiệp của nhau? Thường thì nhiều người sẽ trả lời đơn giản về việc họ làm, nhưng nếu muốn gây ấn tượng với ai đó, thì phải dùng một cách khác.
Jessica Chen là chuyên gia truyền thông toàn cầu, diễn giả chính và cựu nhà báo truyền hình từng đoạt giải Emmy. Cô làm việc với rất nhiều người thông minh và tài năng để giúp họ nâng cao danh tiếng và tăng cường sự tự tin trong công việc. Theo thời gian, cô khám phá ra rằng yếu tố chính, nhưng thường bị thiếu, để có cuộc trò chuyện xã giao tốt hơn là khả năng giao tiếp.
Trong cuốn sách của mình, “Smart, Not Loud: How to Get Noticed at Work for All the Right Reasons”, Chen trình bày cách mọi người có thể xây dựng khả năng giao tiếp, giúp tăng sự tương tác và kết nối, bằng cách trả lời câu hỏi “Bạn làm nghề gì?” phổ biến bằng một phương pháp gồm ba bước sau:
Không có gì sai khi được hỏi “Bạn làm nghề gì?” và bạn trả lời về chức danh công việc và công ty của bạn, nhưng trả lời vậy không thú vị cho lắm. Thay vào đó, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi tu từ.
Ví dụ: “Bạn có biết về các cuộc tấn công mạng đang ngày càng trở nên thường xuyên và tinh vi hơn không?”; “Có bao giờ bạn thắc mắc làm sao kỹ xảo điện ảnh trong các phim trông thật đến thế?”
Những câu hỏi tu từ này như một cách để dò hỏi về một số vấn đề hàng ngày mà người kia nghe nói đến hoặc gặp phải trực tiếp. Các câu hỏi vẽ nên một hình ảnh thú vị mà mọi người nghe có thể liên hệ và hiểu được, bất kể họ có quen thuộc với công việc hoặc ngành của bạn hay không.
Sau đó, hãy nói sâu xa hơn về công việc của bạn. Nếu không chắc chắn về cách diễn đạt điều này, hãy nói về những gì bạn làm hàng ngày. Dựa trên các ví dụ trên, bạn có thể thêm:
“Những gì tôi làm là tạo ra các hệ thống software cảnh báo các công ty khi một người dùng đáng ngờ cố gắng truy cập vào nền tảng của họ.”; “Tôi giữ vai trò thiết kế và tạo hiệu ứng hình ảnh trong phim sao cho khán giả nghĩ những nhân vật ảo này trông như thật.”
Kết thúc câu trả lời của bạn bằng một số bằng chứng hoặc bối cảnh. Đây là lúc bạn nên sử dụng tên công ty, số điện thoại hoặc một câu chuyện để liên kết tất cả lại với nhau. Ví dụ, để kết thúc các câu giới thiệu trên, hãy nói: “Trên thực tế, tổ chức của chúng tôi là một trong những công ty an ninh mạng lớn nhất thế giới với các khách hàng, như…”; “Tôi làm việc cho các công ty làm kỹ xảo điện ảnh trong phim.”
Chỉ một câu hỏi, bạn vẫn có thể gây sự chú ý, hấp dẫn người đối diện bằng những câu trả lời tuy lòng vòng nhưng có thể gây thiện cảm, và cuộc trò chuyện sẽ tiếp tục mà không bị nhàm chán.