1.
TT Nga Vladimir Putin cho biết hôm 19 Tháng Mười Một, Ukraine đã bắn 6 tên lửa ATACMS vào vùng Bryansk của Nga, rồi sau đó bắn tên lửa tầm xa Storm Shadow do Anh viện trợ vào vùng Kursk.
Ông Putin cho rằng việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa do Phương Tây cung cấp để tấn công “các vùng lãnh thổ của Nga được quốc tế công nhận” đã thay đổi bản chất cuộc xung đột, biến nó thành cuộc chiến toàn cầu.
Chắc chắn là ông Putin đã đúng khi gọi Bryansk và Kursk là “các vùng lãnh thổ của Nga được quốc tế công nhận”. Không ai có thể phủ nhận điều này. Ông ta cũng không hề sai khi nhận định cuộc xung đột Nga-Ukraine đã mang tính toàn cầu, vì với tất cả những gì NATO đã và đang hỗ trợ cho Ukraine, rõ ràng liên minh quân sự này đã trở thành một bên tham gia vào cuộc xung đột. Ông Valery Zaluzny, Đại sứ Ukraine tại Anh, có lý khi cho rằng Thế chiến 3 đã bắt đầu ngay trong năm 2024.
Nhưng vì sao NATO lại trở thành một bên tham chiến trong cuộc xung đột này? Đó là câu hỏi mà ông Putin muốn lờ đi. Nhưng những lời nói của ông ta lại mang đến câu trả lời. Đó là do sự hiếu chiến của Moscow, chứ không do NATO. Khi nói Bryansk và Kursk là “các vùng lãnh thổ của Nga được quốc tế công nhận”, Putin lại nhắc người ta nhớ rằng Crimea và 4 tỉnh vùng Donbas của Ukraine bị Nga xâm chiếm rối sáp nhập vào Nga không hề được quốc tế công nhận. Chẳng ai công nhận đồ ăn cướp. Và rằng chính sự ăn cướp này của Nga đã khiến NATO ra sức hỗ trợ cho Ukraine và trở thành một bên tham chiến.
Rốt cuộc, trong khi chỉ trích NATO, Putin lại cho thấy ông ta mới chính là kẻ đáng bị chỉ trích. Tội phạm chiến tranh là ông ta chứ chẳng phải ai khác.
2.
Moscow tuyên bố việc Phương Tây cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga đồng nghĩa trực tiếp đối đầu Nga. Và việc TT Nga Putin phê chuẩn “học thuyết hạt nhân sửa đổi” được cho là nhằm cảnh cáo Phương Tây, ngăn Phương Tây tiếp tục cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine.
Ngày 21 Tháng Mười Một, Nga tấn công Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tên Oreshnik, có thể hiều là để đáp trả việc Ukraine tập kích lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa do Phương Tây cung cấp. Nga còn hăm dọa sẽ dùng Oreshnik tấn công các nước Phương Tây đã cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine.
Rõ là Nga đang cố gắng đe dọa NATO để liên minh quân sự này từ bỏ sự ùng hộ đối với Ukraine. Liệu trò dọa này có khiến Phương Tây sợ hãi, hay càng làm NATO đoàn kết hơn trong đối đầu với Nga?
Trong một thông báo ngắn gọn, Tòa Bạch Ốc tuyên bố vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga vào Ukraine sẽ không có tác động đến chính sách của Mỹ đối với Ukraine. Washington cam kết tiếp tục thực hiện chiến lược hỗ trợ Kyiv. Cùng lúc đó, quân đội Mỹ cũng tuyên bố sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân.
Có thể tóm tắt tình hình như sau : Một bên thì sửa đổi học thuyết hạt nhân, một bên thì sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân. Câu hỏi đặt ra là tình hình lúc này được cho là căng như dây đàn, thì liệu dây đàn có đứt không?
Với câu hỏi này, thiết nghĩ thế giới không nên quá lo lắng và có thể yên tâm với nhận định rằng lời lẽ của Điện Kremlin về “lằn ranh đỏ” liên tục thay đổi, làm suy yếu hiệu quả của nó. Nếu Moscow thực sự muốn sử dụng vũ khí hạt nhân thì cứ mang nó ra sử dụng, đâu cần nay mang học thuyết hạt nhân này ra dọa, mai mang học thuyết hạt nhân kia ra dọa. Càng lấy học thuyết hạt nhân này kia ra dọa, Moscow càng cho thấy họ không dám nhấn nút hạt nhân. Có thể hiểu là vì Moscow không dám. Đe là một chuyện, dám thực hiện hay không lại là chuyện khác. Một lần nữa, người ta lại nhớ tới câu tục ngữ “chó sủa chó không cắn”.
Chẳng ai còn lạ gì những tiếng sủa ngày càng nhiều của Moscow. Nhưng chỉ toàn là sủa với sủa mà chưa hề thấy cắn. Nếu hôm nào những con chó ở Moscow lỡ nốc quá nhiều Vodka khiến không còn làm chủ được bản thân rồi đâm cắn bậy thiên hạ, thì chúng hãy coi chừng bị đập vỡ đầu rồi biến thành cầy 7 món!