Ruộng lúa ở vùng Zelenyi Hai, Ukraine. (Hình minh họa: Polina Rytova/Unsplash)

1.

Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Tổng Thống Nga Vladimir Putin vừa có cuộc điện đàm dài gần 90 phút.

Được biết họ đã thảo luận một loạt vấn đề quan trọng, đặc biệt về xung đột Nga-Ukraine. Trên mạng Truth Social, ông Trump gọi đây là cuộc trao đổi “cực kỳ hiệu quả.” Hẳn ông Trump nói ‘hiệu quả” là vì cuộc điện đàm đã khiến hai bên nhanh chóng đồng ý sớm có những cuộc hòa đàm cho chiến sự Ukraine.

Trước đó Thứ Trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin nói rằng Nga vẫn chưa nhận được đề xuất thỏa đáng nào từ Mỹ để khởi động các cuộc đàm phán về xung đột Nga-Ukraine. Vậy có thể hiểu rằng trong cuộc điện đàm 90 phút đó, ông Trump đã đưa ra những đề nghị ‘thỏa đáng” khiến ông Putin đồng ý ngồi vào bàn đàm phán.

Nên hiểu chữ “thỏa đáng” như thế nào? Có thể dựa vào lời Tổng Thống Trump và lời của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth để trả lời câu hỏi này. Ông Trump nói rằng: “Ukraine muốn lấy lại toàn bộ lãnh thổ là điều không thực tế.” Còn ông Pete Hegseth nói rằng: “Ukraine sẽ không thực tế nếu muốn quay lại đường biên giới trước 2014, và việc Ukraine gia nhập NATO không phải là giải pháp cho xung đột.” Vậy có thể đoán rằng cái đề nghị ‘thỏa đáng” mà ông Trump chìa ra cho ông Putin chính là Ukraine chưa gia nhập NATO và Nga sẽ được giữ lại Crimea, đồng thời nhận lại Kursk từ tay Ukraine sau khi đã trả cho Ukraine 4 tỉnh vùng Donbas mà Moscow đã sáp nhập vào Nga. Rất có thể ông Trump cũng nói 300 tỷ Mỹ kim tài sản Nga bị đóng băng sẽ được xem là tiền Nga bồi thường chiến tranh cho Ukraine. Và tất nhiên Mỹ cũng sẽ dỡ bỏ mọi cấm vận chống Nga.

Nhìn chung, nếu vừa rồi đúng là những gì ông Trump đã nói với ông Putin trong cuộc điện đàm, thì có thể nói Nga đã nhận được một đề nghị khá ư thỏa đáng. Còn nếu nhìn ở một góc độ khác, thì khi chấp nhận cái đề nghị “thỏa đáng” đó, Nga xem như đã chấp nhận mình là kẻ thua cuộc. Bởi trước khi Nga phát động cuộc xâm lược vào Ukraine năm 2022, Crimea vốn đang nằm trong tay Nga và Phương Tây không hề có ý định dành cho Ukraine bất kỳ hỗ trợ nào để Ukraine giành lại bán đảo này. Dường như trong đầu những nhà lãnh đạo Phương Tây, Crimea vốn là của Nga thì trả lại cho Nga.

Nói đi nói lại, giữa củ cà rốt và cây gậy mà phải chọn một, thì rõ ràng Putin đành phải chọn cà rốt dù không ngon lành lắm, nhất là khi cây gậy của ông Trump quá lớn, phang một cái là vỡ đầu. Nói thẳng ra, nếu Putin tiếp tục tỏ ra lì lợm, thì Nga sẽ còn nhận rất nhiều đòn trừng phạt từ Mỹ cũng như Phương Tây nói chung. Nga cứ cố đấm ăn xôi thì chưa chắc đã có xôi mà ăn, mà chỉ có ăn đấm. Đề xuất đổi quân viện lấy đất hiếm của ông Trump dành cho Kyiv cho thấy Mỹ sẵn sàng chơi đến cùng. Moscow cần hiểu thực tế rằng người làm chủ cuộc chơi lúc này là ông Trump, chứ không phải Putin.

Tướng Lê văn Cương, một người được cho là thân Nga, mới đây đã rất chí lý khi nhận định rằng ông Putin hiện đã mất quyền định đoạt, và Nga đang mắc kẹt trong xung đột, không lối thoát.

Nga xem ra sẽ không quá mất mặt nếu thoát khỏi cuộc xung đột mà vẫn giữ được Crimea. Vấn đề là liệu Âu Châu có đồng ý với quan điểm của ông Trump hay không. Và Âu Châu hoàn toàn có lý khi cho rằng Ukraine và Âu Châu phải là một phần của bất kỳ cuộc đàm phán nào.

2.

Buddy Carter, hạ nghị sĩ Cộng Hòa, vừa đệ trình dự luật mới nhằm đổi tên đảo Greenland thành “Vùng đất Đỏ, Trắng và Xanh,” trong bối cảnh Tổng Thống Donald Trump tìm cách thâu tóm hòn đảo lớn nhất thế giới này cho nước Mỹ.

Dự luật này cũng cho phép ông Trump tham gia đàm phán với Đan Mạch để thực hiện việc tiếp quản Greenland. Theo ông Buddy Carter, Tổng Thống Trump đã đúng khi xem việc nước Mỹ sở hữu Greenland là ưu tiên an ninh quốc gia. Hẳn nhiều người Mỹ cũng đồng quan điểm với vị hạ nghị sĩ này.

Vấn đề là khi đề nghị đổi tên Greenland thành “Vùng đất Đỏ, Trằng và Xanh” (những màu trên lá cờ Mỹ), ông Buddy Carter dường như quên rằng đó cũng là các màu trên lá cờ Nga (và cả cờ Pháp). Nhiều khả năng là Quốc Hội Mỹ sẽ không đồng ý đổi tên như thế.

Chưa rõ Quốc Hội Mỹ có chấp nhận chuyện đổi tên Greenland hay không, một khi hòn đảo này thuộc về nước Mỹ. Nhưng nếu có, thì hòn đảo này nên có tên mới là Trumpland, để ghi nhận công lao của ông Trump. Hẳn chẳng mấy ai phản đối cái tên mới đó đâu!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
XÍ MUỘI
Kidspace Museum ở Pasadena chiều thứ ba đầu tháng luôn luôn đông đúc trẻ em vì đó là ngày vào cửa miễn phí. Trong khu giải trí này có nhiều…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: