(Hình minh họa: Omar Ramadan/Unsplash)

1.

Trong 14 năm nội chiến, nền kinh tế Syria được cho là đã suy giảm 85%. Tình trạng tồi tệ của nền kinh tế nước này đã góp phần không nhỏ vào sự sụp đổ của chế độ Assad do Nga hậu thuẫn.

Vào thời điểm 2011, Syria đứng hạng 68 trong số 196 quốc gia trên bảng xếp hạng GDP toàn cầu. Nhưng tính đến năm 2023, kinh tế Syria tụt xuống hạng 129, ngang hàng với Palestine. Điều này cho thấy sự kém cỏi của chính quyền Assad trong việc điều hành đất nước đã đành, nó còn cho thấy Nga đến đất với Syria chẳng phải vì thương yêu gì đất nước này, mà chỉ nhằm đạt được lợi ích chiến lược ở Trung Đông với hai căn cứ không quân và hải quân là Hmeimim và Tartus. Còn người dân Syria lâm cảnh đói khổ, lầm than không nằm trong sự quan tâm của Putin và, buồn thay, của cả Assad, kẻ cam phận làm tôi tớ cho Putin.

Giờ đây, với tuyên bố của lãnh tụ phiến quân Syria là Abu Mohammad al-Jolani rằng Syria sẽ bước vào công cuộc tái thiết và sẽ không can dự vào bất kỳ cuộc chiến nào, người ta hy vọng rằng người dân Syria trong chế độ mới sẽ trở lại cuộc sống an bình xưa kia và nền kinh tế Syria sẽ lại được xếp hạng khá trên bảng xếp hạng GDP toàn cầu, ít ra cũng là hạng 68 như vào năm 2011, thời điểm xảy ra Mùa Xuân Ả Rập.

2.

Trong lúc Iran cay đắng tố cáo Mỹ và Israel đứng sau việc ông Assad bị lật đổ, thì lãnh đạo phe đối lập Syria là Abu Mohammad al-Jolani tuyên bố giải tán lực lượng an ninh của chế độ Assad và bắt tay xây dựng chính quyền mới.

Cùng lúc đó, Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken khẩn cấp tới Trung Đông để chủ trì một hội nghị về Syria tổ chức ở Jordan, và sau đó gặp gỡ trực tiếp với phe đối lập Syria, đứng đầu là nhóm HTS. Chuyến đi này của ông Blinken được cho là nhằm thúc đẩy các nguyên tắc cho chính phủ của một nước Syria mới.

Trong lịch sử của mình, Syria từng nằm dưới sự thống trị của các đế chế lớn như Ba Tư, Ottoman… Ngày nay, Syria cũng là nơi tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc như Nga, Mỹ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ.

Sẽ không phải là điều dễ dàng để Syria thành lập được một chính phủ thống nhất và độc lập trong bối cảnh căng thẳng nội bộ dai dẳng giữa các nhóm dân tộc và tôn giáo. Và ngay cả khi một chính phủ như thế được thành lập, thì cũng sẽ là điều khó khăn để duy trì được sự ổn định của chính phủ đó.

Song khó không có nghĩa là không làm được. Một chính phủ thống nhất, đoàn kết và ổn định là điều hoàn toàn có thể thực hiện được nếu toàn dân một lòng dưới sự lèo lái của các lãnh tụ có tầm nhìn, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng.

Nhưng biết duy trì sự đoàn kết, thống nhất đối với đất nước cũng chưa đủ. Chính phủ mới ở Syria còn phải thi hành một chính sách đối ngoại đa phương và hữu nghị với tất cả các nước trong và ngoài khu vực, kể cả với Iran và Nga. Bởi thêm bạn, bớt thù bao giờ cũng là điều khôn ngoan.

Với Mỹ và Israel, chính phủ này sẽ không chỉ xem các nước đó là bạn bè thông thường, mà còn là đồng minh chí cốt có thể bảo vệ Syria trước sự xâm lược của bất kỳ nước lớn nào.

Một chính phủ như thế chắc chắn sẽ nhận được sự kính trọng của mọi nước trên thế giới. Và với một chính phủ như thế, người dân Syria hoàn toàn có thể an tâm sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Phú Quốc
Là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, Phú Quốc mang đến sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên, bãi biển và các điểm tham quan tuyệt vời. SCMP…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: