Mình cùng quê với anh í, hồi mình đi học lớp 1 chưa có điện, nhưng thề là mình không bao giờ học đèn đom đóm.
Con đom đóm bé tí, bắt cả trăm con lại thì cũng lờ mờ. Đã thế mỗi con nhấp nháy một kiểu, dí sách vào học cho được thì cũng rối loạn tiền đình luôn chứ ngồi đó mà lên như diều rồi nói đạo lý.
Nói chung, đom đóm là điêu. Điêu có mỏ.
Lạ lùng thay quê mình, nhiều kẻ biết vụ đom đóm là điêu mà vẫn lăn đùng ra khen ra nịnh. Ít ai chịu hiểu là ai làm to kệ ai, đời mình mình sống, cơm mình mình ăn. Cứ ngóng cổ chờ kẻ khác để mình hưởng xái thì cũng mệt lắm đấy.
Tôi thì đã lâu rồi vô cảm với việc quan chức lên xuống, ngã ngựa, bị đuổi hay bị truy tố. Ăn cho dọng họng mồ hôi nước mắt của dân nên trả nghiệp cũng là lẽ thường tình.
Nhất là ăn bẩn ăn tưởi, rồi còn kéo theo anh em họ hàng ăn cùng, lộng hành cùng, trơ tráo cùng, thì ngàn năm không rửa hết tội lỗi.
Nên bị xuống, thì là mức nhẹ nhất của quả báo. Mà cũng không hẳn là nhẹ, vì có thể đó mới chỉ là bắt đầu của hành trình trả nghiệp thôi.
Tôi hiểu bà con mừng vì sự ngã ngựa ấy, những kẻ tham lam bẩn thỉu mà hay nói đạo lý, ngã thì ai chả mừng? Chỉ trừ những đứa xum xoe mất nhờ thì buồn thôi.
Mà buồn làm gì, lo thân đi là vừa. Nhờ những thứ bẩn thỉu, tác oai tác quái làm những điều sai trái, trước khi nghiệp quật thì pháp luật quật cho đấy. Đom với chả đóm!
Đom đóm là vậy, có một đốm sáng bé tí ti nhưng nghĩ mình đã làm sáng cả trời đêm. Một thực tế, ánh sáng từ đom đóm là thứ ánh sáng vô vị, nhạt nhẽo. Cuối cùng thì, vẫn là đốm sáng bé tí và vụt tắt ngay trước khi trời sáng. Vậy đấy.
———–
Dã sử từng có giai thoại Mạc Đĩnh Chi – Trạng nguyên thời nhà Trần, một danh nhân Việt Nam – hiếu học tới mức bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, thay đèn để đọc sách. Sở dĩ nhiều thế hệ truyền khẩu giai thoại này vì nhiều người xem đó là một tấm gương đẹp về vượt khó để học hành, song dùng đom đóm nhằm sơn phết những nhân vật đương đại thì lại là… bất trí và không lương thiện. Đó cũng là lý do hồi 2011, đã có rất nhiều người phân tích về thật – hư của việc dùng đom đóm thay đèn đọc sách… Chẳng hạn một bài phân tích trên Trạm Sách về giai thoại Mạc Đĩnh Chi – đom đóm sau khi nhận ra nguy cơ… sẽ thêm nhiều chính khách tự giới thiệu đã phát triển… sự học từ… đom đóm…
– Đầu tiên, để mắt người có thể đọc được, tối thiểu cần độ sáng 450 lumens (lumen là đơn vị đo độ sáng).
– Thứ hai, độ sáng của 1 con đom đóm khoảng 0.0006 lumens (E.Newton Harvey và Kenneth P. Stevens thí nghiệm năm 1928). Với đèn sợi đốt như thế kỷ 19 mà Thomas Edison dùng thì mỗi W đem lại độ sáng 11.25 lumens. Như vậy để có độ sáng như bóng đèn sợi đốt 40W (450 lumens) sẽ cần là: (40 x 11.25)/0.0006 = 750,000 con đom đóm.
Những năm tăm tối của thế kỷ 13 (thời Mạc Đĩnh Chi – NV), cứ cho đom đóm bu đầy trong bụi, cụ vợt phát được trăm con và có thể kiếm được cả nghìn con đom đóm nhét vô vỏ trứng đà điểu (hoặc cụ nhặt được vỏ trứng khủng long) thì mọi người cũng có thể hình dung là nó cũng chưa bằng một cái đèn sợi đốt với công suất 1W (11.25/0.0006 = 18,750 con đom đóm). Lờ mờ hơn cả trăng đêm rằm.
– Thứ ba, ai cũng thấy về mặt sinh học thì con đom đóm lập lòe. Chính xác là đom đóm sẽ tắt 4 giây và sáng nửa giây, không sáng liên tục. Do ánh sáng không đồng nhất thành một dải mà thay đổi theo tần suất lập lòe của đom đóm (tương tự đèn huỳnh quang). Do đó, cái đèn học của cụ sẽ có tần suất nhấp nháy rất lớn, dẫn đến mắt rất nhanh xuống cấp. Thứ tư, để xử lý vấn đề tần suất nhấp nháy rất lớn đó, ta cần phải có 8 lần số đom đóm thay phiên nhau nháy để duy trì 450 lumens liên tục. 750,000 x 8 = 6,000,000 con đom đóm. Xin nhắc lại là 6 triệu con đom đóm. Nếu bắt đủ, không biết cụ sẽ để số đom đóm đó vào đâu?
(Trích “…có một tuổi thơ dữ dội ” – Trần Văn)