Sức hấp dẫn của văn hóa

Kayla Ng

Khi mới vô Sài Gòn, tôi rất ngạc nhiên với việc mọi người phải ngả nón để tỏ lòng kính trọng người đã mất khi đi qua đám tang. Trước đó, tôi cứ nghĩ, phải coi người đã mất kia là ai. Lỡ họ là kẻ thù, thì ta không được phép cúi đầu trước họ.

Lúc đó tôi còn rất trẻ, nhận thức dễ thay đổi. Ba Mẹ tôi tuy không được học hành nhiều nhưng cũng là người có hiểu biết, nên đã tích cực đón nhận cái văn hóa nhân văn ở Sài Gòn khi ấy. Cho dù điều đó, vào thời điểm đó, được coi là biểu hiện của tư tưởng tiểu tư sản, cần được bài trừ, vì không phù hợp với tư tưởng của con người mới XHCN.

Gần 50 năm qua là một cuộc chiến giằng co giữa các kiểu văn hóa đối nghịch nhau. Tôi vẫn luôn đề cao văn hóa nhân văn. Thế nhưng, đến một ngày, tôi nhận ra, ngay chính mình cũng đã bị thay đổi. Đó là khi tôi cảm thấy vui khi có kẻ chết đi. Người ta bảo “Gần mực thì đèn, gần đèn thì rạng”. Có lẽ cái “đèn” của tôi không đủ rạng, nên tôi đã bị nhuốm màu mực, dù đã cố gắng nhích lại gần cái đèn hơn.

Khi nhận ra được điều ấy, tôi cố gắng điều chỉnh mình. Nhưng tôi đâu phải Ngài Thích Minh Tuệ. Kể từ khi, tôi đọc được cái bài viết về bà cụ cầu nguyện cho bạo chúa sống lâu, vì bà thấy rằng, kẻ lên thay còn tàn độc hơn bạo chúa trước đó, tôi trở nên dửng dưng đối với những kẻ mà theo cái văn hóa tranh đấu, là những kẻ đáng chết.

Phải nói là sức hấp dẫn của văn hóa nó rất lớn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: