Bạo lực gia đình – mối lo ngại cho cộng đồng thiểu số ở California

Ở California, cứ hai người thì có một người, kể cả trẻ em, bị bạo lực gia đình. (minh họa: Unsplash)

Tại cuộc hội thảo qua Zoom do tổ chức Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) tổ chức hôm 28 Tháng Mười, các diễn giả đề cập vấn đề bạo lực gia đình, đang là mối lo ngại cho các cộng đồng thiểu số.

Theo Giám đốc EMS, bà Sandy Close, số liệu từ Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho thấy ở California, cứ hai người thì có một người, kể cả trẻ em, bị bạo lực gia đình. Trên toàn quốc, 1/4 nữ giới và 1/7 nam giới bị bạo lực thể xác. Bà cho biết: “Các diễn giả sẽ tập trung vào bạo hành gia đình, thông qua công nghệ, kiểm soát cưỡng chế, chính sách ở cấp tiểu bang California và những thay đổi chính sách của chính quyền Tổng thống Biden, bao gồm việc mở rộng Đạo luật Chống Bạo lực đối với Phụ nữ và kế hoạch của Tòa Bạch Ốc. Các diễn giả cũng đề cập đến việc, liệu người nhập cư có dễ bị lạm dụng hơn vì họ thiếu nguồn lực và sự hỗ trợ để được giúp đỡ hay không.”

Giám đốc EMS Sandy Close. (ảnh chụp qua màn hình Zoom)

Diễn giả đầu tiên là cô Jenna Lane, nhân viên truyền thông của Blue Shield of California Foundation. Cô cho biết bạo lực gia đình và xâm hại tình dục xảy nhiều nơi, ở mọi nền văn hóa, bao gồm cả ở California, nơi hơn một nửa cư dân từng bị ảnh hưởng. “Bạo lực gia đình thật sự xảy ra ở khắp mọi nơi. Đó là điều đáng lo ngại!,” Jenna Lane nói.

Những người bị đánh đập không chỉ bị tổn thương về thể xác mà còn để lại nhiều vết thương trong tâm hồn. “Họ bị đánh đập có thể là vấn đề tài chính, chẳng hạn như họ bị sa thải, mất việc, hoặc kiểm soát tiền bạc của ai đó,” Lane nói. “Câu hỏi lớn đặt ra là chúng ta phải làm gì?”. Bạo lực gia đình có nhiều hình thức, như lạm dụng công nghệ quấy rối ai đó bằng tin nhắn, sử dụng ứng dụng để theo dõi nơi ở, cả hai hình thức này đều phải báo cáo.

Erica Olsen, diễn giả thứ hai, là Giám đốc Dự án Mạng lưới An toàn tại Mạng lưới Quốc gia Chấm dứt Bạo lực Gia đình (NNEDV), là người bảo trợ cho gần 2,000 chương trình bạo lực gia đình tại địa phương trên toàn quốc. Olsen đề cập đến vai trò của công nghệ. “Những kẻ lạm dụng sẽ dùng bất kỳ loại công nghệ nào để làm công cụ,” Olsen nói. “Có thể họ cài đặt ứng dụng ẩn hoặc software giám sát trên thiết bị của người kia, mà người đó không biết. Một số có thể lạm dụng các trang mạng xã hội hoặc thiết bị thông minh trong nhà, như một cách để quấy rối hoặc theo dõi.”

Các chiến thuật bao gồm theo dõi vị trí của ai đó, chiếm đoạt tài khoản tài chính hoặc tài khoản xã hội để lừa đảo hoặc mạo danh, phát tán hình ảnh thân mật mà không được sự đồng ý hoặc đăng nội dung đe dọa, quấy rối. Đối với những người trong cộng đồng LGBTQ, những kẻ lạm dụng có thể đe dọa để “lôi” họ ra cộng đồng khi họ chưa sẵn sàng come-out. “Đó là chiến thuật rất phổ biến,” Olsen nói.

Bạo lực gia đình thật sự xảy ra ở khắp mọi nơi. Đó là điều đáng lo ngại! (minh họa: Unsplash)

Cuộc hội thảo có một trong những người từng là nạn nhân của nạn bạo hành – Deborah Tucker. Tucker kể khi còn là sinh viên năm thứ nhất Đại học Texas ở Austin, Tucker từng cảm giác nơi đây không giống như ngôi nhà an toàn và tràn đầy tình yêu thương – nơi mà bà lớn lên. Bà và hai người bạn cùng phòng bị một thanh niên thường xuyên quấy rối. Gã này theo dõi và nhiều lần tìm cách đột nhập vào ngôi nhà của họ. Quá sợ hãi, Tucker và bạn phải báo cho cảnh sát biết. “Cảnh sát theo dõi tay này trong một tuần,” Tucker kể. “Đến khi bị cảnh sát phát hiện, gã này còn kịp hành hung một người bạn của chúng tôi.”

Ngay sau đó, Tucker vận động chống lại hành vi bạo lực đối với phụ nữ. Bà thành lập Trung tâm Khủng hoảng Hiếp dâm Austin, Trung tâm Austin dành cho Phụ nữ bị Bạo hành và hiện là Chủ tịch Trung tâm Quốc gia về Bạo lực Gia đình và Tình dục (NCDSV).

Từ năm 1996, Tucker cũng là người đồng sáng lập Hotline về bạo lực gia đình (1-800-799-SAFE (7233) hoạt động 24/7 trên phạm vi toàn quốc. Cô từng đến Washington vào năm 1974 để giúp ông Joe Biden khi đó là thượng nghị sĩ, trình bày về Đạo luật Chống Bạo lực đối với Phụ nữ (VAWA). Đạo luật này được tái chấp thuận một vài lần, gần đây nhất là vào Tháng Ba năm 2022.

Luật cho phép một loạt các dịch vụ hỗ trợ, bao gồm tài trợ cho các chương trình chống bạo lực gia đình khác nhau, cho phép nạn nhân lựa chọn ra tòa thay vì bắt buộc phân xử, đồng thời tăng cường các dịch vụ và hỗ trợ cho những người sống sót từ các cộng đồng bị thiệt thòi và yếu thế, trong đó có cộng đồng LGBTQ +.

Diễn giả kế tiếp, Pallavi Dhawan Công tố viên của Văn phòng Biện lý Los Angeles County, cho biết, cô đã dành 13 năm để giải quyết những vụ án ám sát, cưỡng hiếp và âm mưu giết người thực sự khủng khiếp. “Tôi cảm thấy mệt mỏi khi nghe mọi người bảo rằng ai bị hành hạ, đánh đập bầm tím cơ thể mới gọi là bị bạo lực gia đình,” Dhawan nói. “Tôi đã nghe điều đó tại tòa rất nhiều, từ các bồi thẩm và thẩm phán.”

Hàng trên từ trái: Jenna Lane, Erica Olsen. Hàng dưới từ trái: Pallavi Dhawan, Deborah Tucker. (ảnh chụp qua màn hình Zoom)

Nạn nhân của hình thức lạm dụng này hiện có thể tìm kiếm các lệnh hạn chế cấm cưỡng chế kiểm soát và yêu cầu tòa án xem xét bằng chứng về việc kiểm soát cưỡng chế trong việc xác định quyền nuôi con. Các hình thức kiểm soát cưỡng chế phổ biến bao gồm cô lập, tước đoạt tài sản, giám sát hành vi và di chuyển của một người.

Năm 2019, Dhawan nhận được giải thưởng của Hiệp hội Luật sư Los Angeles County. Dhawan hiện làm việc ở văn phòng Luật sư Thành phố, nơi bảo trợ Dự luật 1141 của Thượng viện California, đạo luật bổ sung quyền kiểm soát cưỡng chế đối với định nghĩa về bạo lực gia đình trong Bộ luật Gia đình. Dự luật dựa trên nghiên cứu đưa ra kết quả ước tính từ 60% đến 80% phụ nữ sống sót sau bạo hành gia đình, trải qua sự kiểm soát cưỡng chế.

Bộ Tư pháp cho biết các vụ bắt giữ hiếp dâm từ năm 1980 đến năm 2015 đã giảm từ 26,000 xuống 15,000. Điều đó cho thấy những nỗ lực chống lại bạo lực gia đình đang phát huy tác dụng. Để chấm dứt tình trạng này, những người ủng hộ nói rằng cần phải chủ động thực hiện nhiều hơn nữa về mặt phòng ngừa với nạn nhân và những kẻ lạm dụng họ.

Tucker cho biết cách đây vài năm, bà từng thực hiện một nghiên cứu lớn về những người phải ngồi tù vì tội giết người hoặc tội phạm bạo lực nghiêm trọng. Kết quả cho thấy 80% tù nhân trong số những người tham gia cuộc nghiên cứu của bà, lớn lên trong các gia đình từng xảy ra bạo lực gia đình. Bà nói, nếu muốn giảm tội phạm nguy hiểm nhất xảy ra, cần phải có biện pháp ngăn chặn bạo lực gia đình và xâm hại tình dục.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: