Cách đối phó với thất bại của cựu phi hành gia NASA

Phi hành gia NASA Mike Massimino tham dự The Star Fleet Academy Experience tại Intrepid Sea-Air-Space Museum hôm 30 Tháng Sáu năm 2016 tại Thành phố New York. (ảnh: Noam Galai/WireImage/Getty Images)

Giáo sư Columbia và cựu phi hành gia NASA Mike Massimino từng phải đối mặt với nhiều thử thách trong sự nghiệp của mình, đặc biệt là trong hai lần làm việc trong không gian, điều này đã phần nào truyền cảm hứng cho nhân vật do George Clooney thủ vai trong bộ phim đoạt giải Oscar năm 2013 “Gravity”.

Trong cuốn sách mới của mình “Moonshot: A NASA Astronaut’s Guide to Achieving the Impossible,” (Moonshot: Hướng dẫn đạt được những điều không thể cho phi hành gia NASA), thảo luận về những gì ông học được trong 18 năm làm việc tại NASA từ 1996 đến 2014 và cách ông áp dụng những lời khuyên đó trong sự nghiệp của mình khi còn ở trái đất, với tư cách là giáo sư, nhân vật truyền thông và cố vấn lãnh đạo cho nhiều công ty.

Dù ở trên quỹ đạo hay ở dưới Trái đất, Massimino đều sử dụng ba kiến thức quan trọng của NASA để bảo đảm rằng quá trình giải quyết vấn đề của ông luôn diễn ra suôn sẻ.

Cho bản thân 30 giây để cảm thấy tồi tệ

Việc cảm thấy tội khi mắc lỗi trong công việc là điều bình thường. Chỉ trích bản thân về điều đó có thể khiến bạn rơi vào vòng xoáy tự ti không hiệu quả, nhưng việc bộc lộ cảm xúc của mình có thể mang lại tác dụng thanh lọc.

Khi mắc một sai lầm đặc biệt khó chịu, Massimino áp dụng quy tắc 30 giây, một phần trí tuệ của NASA mà ông gán cho phi công Rick “CJ” Sturckow.

Quy tắc 30 giây của Massimino  là, ngay sau khi mắc lỗi, ông dành ra 30 giây để nổi giận với bản thân và viết ra những hối tiếc về lỗi lầm đó vào nhật ký, những câu đại loại như: “Mình thật ngu ngốc! Làm sao mình lại làm điều đó cơ chứ! Lẽ ra mình nên suy nghĩ nhiều hơn trước khi thực hiện. Nếu thoát khỏi chuyện này, chắc chắn mình sẽ cẩn thận hơn để không tái phạm.”

Khi hết 30 giây, ông tập trung ngay vào những gì ở phía trước. Điều quan trọng là làm sao sau 30 giây đó trở nên có tác động và hiệu quả để bạn có thể tiếp tục nhẹ nhõm và có động lực giải quyết vấn đề. Để làm như vậy, Massimino tự gọi tên mình để thực sự trút bỏ nỗi oán giận, xác định điều hối tiếc cụ thể của ông là gì để chắc chắn rằng ông biết điều gì cần thay đổi thay vì đổ lỗi cho mọi thứ và nhắc nhở bản thân không được để điều đó xảy ra lần nữa.

Massimino nói: “Trước khi hành động, hãy nghĩ xem mọi việc có thể trở nên tồi tệ hơn như thế nào, bởi vì nó luôn có thể xảy ra. Cho dù bạn có làm mọi chuyện tồi tệ đến đâu, bạn luôn có thể khiến nó tồi tệ hơn nữa. Ở NASA, đây được gọi là Định luật Hoot, được đặt theo tên phi hành gia huyền thoại của NASA Robert “Hoot” Gibson, người từng chia sẻ lời khuyên đó với các đồng nghiệp của mình.”

Mike Massimino – Cố vấn cấp cao cho các chương trình không gian, Bảo tàng Intrepid và Cựu phi hành gia NASA tham gia Annual Salute To Freedom Gala hôm 10 Tháng Mười Một năm 2021 tại Bảo tàng Intrepid, New York. (ảnh: Theo Wargo/Getty Images for Intrepid Sea, Air, & Space Museum)

Theo Massimino nói, có một vài điều bạn cần phản ứng ngay lập tức. Khi bạn vội vàng sửa chữa một lỗi lầm mình đã mắc phải, cuối cùng bạn thường mắc phải một lỗi khác vì bạn không chú ý đầy đủ. Bạn đã chuyển từ một vấn đề thành hai vấn đề và bạn phải giải quyết vấn đề B trước khi có thể quay lại vấn đề A.

Khi Massimino mắc lỗi, sau 30 giây thất vọng, ông thường lùi lại một bước. Trong giai đoạn lùi lại này, ông sẽ tập trung hơn vào vấn đề và yêu cầu trợ giúp, lời khuyên hoặc phản hồi. Quan trọng nhất, ông nghĩ về những hành động mình làm vào thời điểm đó có thể khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn, tồi tệ hơn. Điều này giúp ông hành động có ý thức hơn.

Massimino nói, đối với hầu hết các vấn đề trong cuộc sống, bạn có thể dành ít nhất một hoặc hai phút để suy nghĩ trước khi trả lời. “Đừng gửi email ngay lập tức. Hãy cố gắng một chút và suy nghĩ chín chắn xem bạn có thể vô tình khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn không.

Massimino nói, ở văn phòng, mọi xung đột thường là xung đột nhóm vì mọi người có xu hướng làm việc theo nhóm. Khi cảm xúc dâng trào, việc giải quyết một vấn đề dường như là không thể, nếu có sự bất đồng trong nhóm. Khi Massimino phải đối mặt với một cuộc xung đột như vậy, ông tham khảo cái mà ông gọi là “ngân hàng những suy nghĩ tốt đẹp” của mình.

Massimino nói: “Điều mà tôi thấy là quy tắc vàng cho khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm là tìm cách quan tâm và đánh giá cao mọi người trong nhóm. Có thể mỗi người có kiến thức khác nhau, khác nhau về lĩnh vực chuyên môn hoặc quan điểm về công việc, nhưng hãy nhớ rằng mọi người trong nhóm của bạn đều phải trải qua quá trình tuyển dụng như nhau. Mọi người đều có điều gì đó, bổ sung cho nhóm để công việc được hiệu quả.”

Cố gắng tìm điểm tốt ở những đồng nghiệp của bạn, sau đó, ghi vào “ngân hàng những suy nghĩ tốt đẹp” trong đầu, hoặc viết xuống. Massimino nói làm như vậy, để khi có xảy ra xung đột, ông sẽ không có định kiến với ai, cởi mở hơn khi lắng nghe ý kiến của họ. Mà ngay cả khi chưa tìm được giải pháp hòa giải, mà đồng nghiệp cảm thấy họ được quan tâm, họ sẽ cởi mở hơn với ý kiến của bạn.

________

Massimino sinh ngày 19 Tháng Tám năm 1962 tại Oceanside, New York và lớn lên ở Franklin Square, New York. Ông tốt nghiệp trường trung học cơ sở H. Frank Carey ở Franklin Square, New York năm 1980, theo học tại Đại học Columbia, tốt nghiệp Cử nhân Khoa học về kỹ thuật công nghiệp năm 1984. Sau đó, ông theo học tại Massachusetts Institute of Technology (MIT), tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học về kỹ thuật cơ khí và bằng Thạc sĩ Khoa học về Công nghệ và Chính sách công năm 1988. Ông tiếp tục học tại MIT, lấy Bằng Kỹ sư Cơ khí năm 1990 và bằng Tiến sĩ Triết học về kỹ thuật cơ khí năm 1992.

(theo CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: