Cách làm việc kiểu “multitasking” không hiệu quả như bạn tưởng

(Minh họa: Will H McMahan/Unsplash)

“Multitasking” là hành động phổ biến hiện nay trong cuộc sống hiện tại tấp nập, khiến chúng ta phải “bắt việc này làm việc kia” cùng lúc.

Tưởng chừng như việc “multitasking” có thể giúp ích cho con người, tiết kiệm được thêm thời gian và hoàn thành công việc tốt, đây lại là hành vi được các nhà khoa học xem là có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hoàn toàn ngược lại với việc thực hành chánh niệm chỉ tập trung duy nhất vào một thứ.

Theo các chuyên gia thần kinh, việc suy nghĩ và hành động nhiều việc cùng lúc sẽ phá vỡ dòng năng lượng cân bằng trong hệ thần kinh và mạch máu não, bao gồm delta, theta, alpha, beta và gamma.

Khi chúng ta cố gắng nhảy nhanh từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác, về cơ bản chúng ta sẽ làm mờ khả năng tập trung và suy nghĩ sâu sắc, và điều này có thể làm giảm trí thông minh và ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, dẫn đến lo lắng và căng thẳng không cần thiết.

Bạn cần nhận ra rằng mặc dù bận rộn, nhưng chúng ta cần học cách làm việc bận rộn một cách thông minh. Và dưới đây là những cách giúp bạn giảm hành vi “multitasking,” giúp tư duy chúng ta được sử dụng hiệu quả và tốt hơn, theo trang mạng MindBodyGreen.

1-Giới hạn thời gian bạn dành online hằng ngày

Mặc dù công nghệ có nhiều lợi ích, nhưng việc liên tục bị sao nhãng từ các tin tức, thông tin từ điện thoại và các thiết bị điện tử khác sẽ khiến bạn rất dễ bị mất tập trung.

Vì vậy hãy cố gắng hạn chế thời gian online, đặc biệt là đối với các trang mạng xã hội. Hãy tự lên thời khóa biểu cho bản thân dành thời gian cho điện thoại và hãy tập tính kỷ luật đối với thời gian cho điện thoại mà mình tạo ra.

2-Nhắc nhở bản thân rằng không thể làm tất cả mọi thứ cùng một lúc

Hãy nói với bản thân những điều như “Tôi không thể hoàn thành việc này ngay bây giờ nhưng sẽ hoàn thành ngay sau khi tôi sắp xếp xong vấn đề này,” hoặc “Tôi sẽ ghi chú lại đã đọc tài liệu này tới đâu rồi và sẽ quay lại sau.”

Bằng cách nhắc nhở bản thân qua các giấy “note,” ghi ra những công việc với thứ tự ưu tiên như thế nào, từ đó bạn sẽ tập cho não bộ của mình thói quen tập trung vào từng việc, thay vì quen với việc làm nhiều công việc một lúc.

3-Chọn tập trung vào một thứ

Khi tập trung vào một việc, bạn có thể giảm bớt sự lo lắng và mệt mỏi khi quyết định. Thay vì bị choáng ngợp vô số lựa chọn “sẽ” hoặc “có thể” mà tất cả chúng ta phải đối mặt hằng ngày, hãy chọn lựa tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm và bỏ qua những việc ít khẩn cấp hơn yêu cầu.

Khi làm điều này, bạn thực sự xây dựng được sức mạnh tinh thần và khả năng phục hồi, và nó sẽ giúp bạn đối phó tốt hơn với sự thất vọng, thất bại và những lo lắng hằng ngày diễn ra trong cuộc sống.

(Minh họa: Ann poan/Pexels)

4-Hãy cho bạn thời gian để hoàn thành công việc bạn đang làm

Đừng vội vã, đừng bắt ép bản thân cuốn vào những thứ bạn đặt ra và đừng là một người luôn nói “Có.” Bạn nên có ranh giới rõ ràng trong các mối quan hệ công việc và gia đình vì điều này sẽ giúp bạn phân chia nhiệm vụ của mình, giữ mọi thứ ngăn nắp trong tâm trí, đồng thời tạo điều kiện cho bạn ưu tiên những gì cần chú ý và những gì có thể chờ đợi làm sau.

Thông thường, chúng ta giữ bí mật ranh giới của mình vì sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ hoặc ảnh hưởng đến cách ai đó nhìn nhận chúng ta. Cuối cùng chúng ta nói đồng ý với những điều chúng ta không muốn làm, điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy bị mắc kẹt, chán nản, khó chịu, bực bội hoặc lo lắng.

Điều này sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và khả năng suy nghĩ. Lý do là vì cảm xúc của chúng ta thay đổi cách thức hoạt động của não và cơ thể.

Các ranh giới cần phải rõ ràng để người khác biết khi nào họ vượt qua ranh giới đó và khi nào họ đang khiến bạn bị phân tâm. Khi bạn hiểu lý do tại sao bạn cần không gian tinh thần để hoàn thành công việc và không gian này quan trọng như thế nào, bạn có thể bình tĩnh cho người khác biết những gì bạn cần.

5-Thực hành suy nghĩ sâu sắc về chánh niệm

Tập dành thời gian tập trung và suy nghĩ sâu sắc về một nhiệm vụ. Thiền là một cách tuyệt vời để làm điều này. Hoặc bạn cũng có thể tập cách lắng nghe kỹ hơn về một chương trình kiến thức trên radio cũng như trên TV, hoặc chú ý kỹ khi đọc một cuốn sách hay tờ báo.

Bằng cách suy nghĩ sâu sắc và trí tuệ này sẽ kích hoạt vỏ não trước theo cách tích cực. Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Washington từng có các cuộc thử nghiệm và phát hiện ra rằng, việc luyện tập thiền định thường xuyên sẽ giúp con người ít có cảm xúc tiêu cực hơn, đồng thời có thể duy trì công việc một cách hiệu quả hơn và cải thiện sự tập trung.

Trong các thử nghiệm lâm sàng gần đây của Bác Sĩ Caroline Leaf, chuyên khoa thần kinh tại trung tâm Echo Movement, tác giả cuốn sách “Cleaning Up Your Mental Mess,” khi bạn tập trung một cách có ý thức và có chú ý vào việc quản lý tâm trí ngay tại thời điểm đó, bạn sẽ không làm nhiều việc nữa. Kết quả là, bạn sẽ cảm thấy ít lo lắng và chán nản hơn và có nhiều tư duy để đối phó với những thách thức phải đối mặt.

Một lợi ích bổ sung từ việc suy nghĩ sâu là tăng quá trình tự hóa, có nghĩa là nhiều nếp gấp hơn trong vỏ não. Những nếp gấp này cho phép não bộ xử lý thông tin nhanh hơn, đưa ra quyết định thông suốt hơn và cải thiện trí nhớ. Tóm lại, khi bạn suy nghĩ sâu sắc và có chánh niệm, bạn sẽ một bộ não khỏe mạnh.

Tất nhiên, cuộc sống đôi lúc sẽ khiến bạn mất tập trung, và đôi khi thật khó để cưỡng lại sự cám dỗ của nhiều thứ xung quanh buộc chúng ta phải “multitasking.” Tuy nhiên, làm thế nào và ở đâu để hướng sự chú ý của bạn là một sự lựa chọn để bạn có một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: