“ChatGPT kiểu Trung Quốc” gây thất vọng!

HANGZHOU, CHINA – MARCH 16: Signs of ERNIE Bot and Baidu are seen on screens on March 16, 2023 in ERNIE Bot, một chatbot được coi là “ChatGPT của Trung Quốc” do tập đoàn Baidu soạn thảo đã được chính thức ra mắt hôm nay thứ Năm 16/03/2023. Ảnh VCG/VCG via Getty Images

Tập đoàn công nghệ Baidu – một bản sao của Google ở Trung Quốc – đã tổ chức ra mắt ứng dụng đàm thoại (chat, chatbot) do trí tuệ nhân tạo vận hành của riêng họ trong cuộc cạnh tranh với các ứng dụng tương tự như ChatGPT đang làm mưa làm gió của Mỹ. Ứng dụng của Baidu có tên là Ernie, viết tắt của cụm từ tiếng Anh Enhanced Representation through Knowledge Integration, được kỳ vọng sẽ trả lời mọi câu hỏi của người dùng một cách nhanh chóng và chuẩn xác.

Buổi ra mắt thất bại

Tại buổi ra mắt ứng dụng Ernie hôm thứ Năm 16 tháng Ba 2023, được cho là thực hiện “trực tiếp” (live) trước đông đảo quan khách, một lãnh đạo của Baidu đã yêu cầu ứng dụng trình bày tóm tắt một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và phân tích một câu thành ngữ Trung Quốc. Ernie đã đáp ứng một cách ấn tượng. Tuy nhiên, sau đó ông Robin Li, CEO của Baidu, thừa nhận cả câu hỏi lẫn câu trả lời vừa chiếu cho mọi người xem thật ra đã được biên soạn và ghi hình từ trước “để tiết kiệm thời gian”!

Tức giận và thất vọng với trò mèo của Baidu, nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu của tập đoàn này. Giá cổ phiếu của Baidu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông giảm ngay 10%, trái với làn sóng tăng giá mạnh trong năm nay sau khi Baidu công bố họ có một đối thủ cạnh tranh với Chat GPT từ năm 2019!

Vụ ra mắt thất bại xảy ra vào lúc các ứng dụng trí tuệ nhân tạo của cả Baidu và Google đều nỗ lực bắt kịp ChatGPT, sản phẩm của công ty OpenAI vừa trình làng cuối năm ngoái đã gây sóng gió trên nhiều lĩnh vực công nghệ, khoa học và giáo dục khắp thế giới. Vụ thất bại cũng chứng tỏ Trung Quốc còn phải làm rất nhiều việc mới bắt kịp Hoa Kỳ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – A.I.).

Cuộc đua đã diễn ra gay cấn trong vài năm qua khi quan hệ giữa hai nước xấu đi và Washington hiện đang kiềm chế sức cạnh tranh của Bắc Kinh, cắt đứt nguồn cung cấp cho Trung Quốc những “chip” điện toán tân tiến nhất – cố lõi của các ứng dụng A.I. như ChatGPT hoặc Ernie.

Do yêu cầu năng lực tính toán khổng lồ, chỉ một số ít công ty hầu hết có trụ sở tại Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc, có khả năng xây dựng ứng dụng đàm thoại dựa trên cái được gọi là mô hình ngôn ngữ lớn. Tập đoàn Microsoft đã rót hàng tỷ Mỹ kim vào OpenAI, nhà sản xuất ChatGPT.

Người dùng Baidu vào trang chủ của ERNIE BOT ở Thượng Hải sau khi ứng dụng được coi là “ChatGPT của Trung Quốc” chính thức ra mắt hôm thứ Năm 16/03/2023. Ernie Bot do Baidu soạn thảo, được coi là một mô hình ngôn ngữ lớn có khả năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực: sáng tạo văn nghệ, sáng tạo quảng cáo, tính toán, hiểu tiếng Trung Quốc v.v… Ảnh CFOTO/Future Publishing via Getty Images

Vì sao A.I. của Trung Quốc không tiến được?

Gần sáu năm trước, một chương trình máy tính của Google có tên AlphaGo đã đánh bại kỳ thủ giỏi nhất Trung Quốc và thế giới trong môn cờ vây, một trò chơi cờ cổ Trung Quốc. 

Thất bại của nhà vô địch cờ vây Kế Kiệt (Jie Ke) đã là chất xúc tác cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc. Bắc Kinh đã triển khai một kế hoạch nghiên cứu và phát triển A.I., nhà nước Trung Quốc và các nhà đầu tư đã đổ những số tiền kỷ lục vào các dự án mới. Một số nhà công nghệ thậm chí đã đánh giá Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trong lĩnh vực A.I. và còn lâu Mỹ mới bắt kịp.

Tuy vậy sự xuất hiện của ChatGPT đã khởi động một chạy đua, lần này là trong lĩnh vực nội dung đàm thoại do máy tính tạo ra. Ông Li của Baidu khẳng định Ernie không phải là “công cụ cạnh tranh công nghệ Trung-Mỹ” nhưng ông thừa nhận thành công của ChatGPT đã đẩy nhanh tiến độ ra mắt ứng dụng Ernie của Baidu.

Nhưng ngay cả trước khi Ernie ra mắt không thành công, nhiều người Trung Quốc đã tự hỏi tại sao, mặc dù được chính phủ và các nhà đầu tư bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim, Trung Quốc vẫn không vượt lên được sau thất bại khiêm tốn năm 2017, khi chương trình AlphaGo của Google đánh bại nhà vô địch cờ vây Kế Kiệt.

Giáo sư Hoàng Á Thịnh (Huang Yasheng) tại Viện Công nghệ Massachusetts và là tác giả của một cuốn sách sắp xuất bản về đổi mới của Trung Quốc, cho biết: “Trung Quốc rất giỏi trong việc mô phỏng một phát minh đã có, nhưng lại không giỏi trong việc tạo ra những bước đột phá”. Ông lập luận rằng đất nước này thiếu sự đa dạng trong suy nghĩ và sự thể hiện tự do các ý tưởng giúp nuôi dưỡng tư duy vượt trội.

Tháng trước, chính quyền Trung Quốc đã đình chỉ ChatYuan, một trong những chatbot sớm nhất ở Trung Quốc, vì nó đã cung cấp câu trả lời trái với lập trường chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc về cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Hứa Thành Cương (Xu Chenggang), một học giả cấp cao tại Trung tâm Stanford về Kinh tế và Thể chế của Trung Quốc, đã có một đánh giá khắt khe về những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xây dựng một chatbot tốt hơn. Theo ông Hứa, các chatbot của Trung Quốc “không thể đạt đến cấp độ của ChatGPT,” vì các quy tắc kiểm duyệt nghiêm ngặt của Bắc Kinh làm giảm chất lượng dữ liệu và cản trở sự phát triển của các chatbot. “Nếu có những hạn chế ở mọi nơi trong tiến trình thiết lập thuật toán của bạn, thì tất nhiên khả năng của nó sẽ bị hạn chế,” ông Hứa nói.

Đọc thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Lối sống con lắc
Việc liên tục theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng rất khó khăn. May thay, có một quan điểm mới…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: