Cường độ làm việc cao, căng thẳng và hoá rồ

(ảnh: Engin Akyurt/Unsplash)

Cường độ cao là một tài nguyên quý giá, nhưng bạn phải kiểm soát và sử dụng nó chỉ để mang lợi cho mình, chứ không phải hại mình.

Cường độ và sự hoá rồ, hai từ mang đến cho con người những cảm xúc tột độ. Khi nghĩ đến cường độ, chúng ta thường nghĩ đến một hoạt động nào đó cực kỳ mạnh mẽ, nhanh chóng, thứ gì đó thúc đẩy mình hướng tới mục tiêu với một niềm đam mê và quyết tâm. Tuy nhiên, khi cường độ không cân bằng với lý trí và khả năng kiểm soát, nó sẽ dẫn đến tình trạng mất tỉnh táo, một trạng thái mà suy nghĩ và cảm xúc trở nên phi lý trí và không thể kiểm soát được.

Mối quan hệ giữa cường độ và sự điên rồ ra sao? Và cách nào một người có thể duy trì sự cân bằng trong cuộc sống?

Những cảm xúc và ý tưởng mãnh liệt là những động lực mạnh mẽ cho mọi người những động lực cần thiết để đạt được mục tiêu và thúc đẩy bản thân vượt qua giới hạn của mình. Tuy nhiên, khi những cảm xúc và ý tưởng mãnh liệt này không được kiểm soát, chúng sẽ làm chủ cuộc sống của bạn và khiến bạn mất kiểm soát với bản thân. Hầu như mọi người đều đã nghe các câu chuyện về những người bị ám ảnh bởi một ý tưởng lớn, tham vọng hoặc một mục tiêu vĩ đại, và trong quá trình theo đuổi mục tiêu đó, họ đã đánh mất thực tế. Những câu chuyện này thường cho thấy nhân vật hoàn toàn bị ám ảnh bởi những gì mà họ kỳ vọng và kết thúc một cách bi thảm.

(ảnh: Bruce Mars/Unsplash)

Một ví dụ về cường độ làm việc cao thường dẫn đến mất trí khác là câu chuyện của Howard Hughes, một thương gia và phi công giàu có người Mỹ. Ông Hughes được biết đến với tính cách mãnh liệt và đam mê sâu sắc, cũng như mong muốn đạt được sự hoàn hảo trong mọi việc mà mình làm. Nỗi ám ảnh về hàng không đã khiến ông tạo ra chiếc máy bay lớn nhất từng được chế tạo, chiếc Spruce Goose. Tuy nhiên, do tập trung cao độ vào dự án, ông trở thành người sống ẩn dật và hoang tưởng, đồng thời sức khỏe tâm thần của ông cũng suy giảm. Cuối cùng, ông Hughes chết một cách vô cùng cô đơn sau khi bị cô lập, do cường độ làm việc quá cao và nỗi ám ảnh quá mức đối với chính mình.

Một câu chuyện khác về cường độ làm việc cao dẫn đến sự điên loạn: Sylvia Plath, nhà thơ và tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ. Plath được biết đến với những bài viết mạnh mẽ và giàu cảm xúc, thường đề cập đến chủ đề trầm cảm và tự tử. Cuộc đấu tranh nội tâm của Plath với căn bệnh tâm thần cuối cùng khiến cô phải qua đời quá sớm ở tuổi 30. Những cảm xúc và suy nghĩ mãnh liệt của Plath vừa là nguồn cảm hứng sáng tác của mình, vừa là gánh nặng mà cô không thể thoát ra.

Những câu chuyện này minh họa mức độ làm việc hết mình, khi không được đi kèm với lý trí và khả năng kiểm soát, sẽ dẫn đến trạng thái hoá rồ. Nhưng làm thế nào để duy trì sự cân bằng này trong cuộc sống của chính mình? Làm thế nào để theo đuổi mục tiêu và đam mê của bản thân một cách mãnh liệt trong phạm vi thực tế?

Bước đầu tiên để duy trì sự cân bằng này là làm chủ mức độ làm việc và đam mê. Nếu thấy mình bị một ý tưởng hoặc mục tiêu nào đó thu hút đến mức có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ và cuộc sống hàng ngày, thì có lẽ đã đến lúc bạn nên nghỉ ngơi và đánh giá lại các ưu tiên của mình. Điều quan trọng cần nhớ là mục tiêu và niềm đam mê phải có tác dụng nâng cao cuộc sống, chứ không phải làm hao mòn cuộc đời bạn.

Bước thứ hai là thực hành chánh niệm và tự kiểm điểm. Khi nhận thức được những suy nghĩ và cảm xúc của mình và dành thời gian để suy ngẫm về chúng, bạn sẽ xác định khi cường độ làm việc của mình đang ở mức không lành mạnh và tìm cách để lấy lại cân bằng.

Bước thứ ba là xây dựng một hệ thống hỗ trợ. Luôn ở gần hoặc giữ liên lạc những người quan tâm đến bạn và có khả năng hỗ trợ về mặt tinh thần lẫn thể chất. Khi có những người mà bạn tin tưởng trong cuộc sống, họ sẽ giúp bạn tránh khỏi những lúc bản thân phải làm việc quá mức và giúp bạn duy trì sự cân bằng.

Hãy tận dụng thời gian chờ đợi để thực hành chánh niệm hoặc thiền định, điều này cũng giúp chúng ta giữ bình tĩnh và tránh khỏi cảm xúc khiến chúng ta căng thẳng hơn. (minh họa: Kleiton Silva/ Unsplash)

Ngoài các bước này, bạn cũng nên cố gắng duy trì sự cân bằng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Duy trì sự bền chặt trong các mối quan hệ và chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Khi cân bằng mọi thứ trong cuộc sống, bạn sẽ dễ dàng làm chủ những cảm xúc và các ý tưởng mãnh liệt mà không bị mất kiểm soát.

Nhìn chung, cường độ và sự điên cuồng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Mặc dù cường độ thúc đẩy chúng ta hướng tới mục tiêu và đam mê của mình, nhưng nó cũng ăn mòn lý trí sống, dẫn đến sự điên cuồng. Bằng cách nhận ra khi mình đang làm việc quá mức và có một niềm đam mê phi thực tế, thực hành chánh niệm và tự phản ánh bản thân, tìm đến sự giúp đỡ khi cần thiết và duy trì cân bằng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống là chìa khóa để tránh khỏi tình trạng này, giúp bạn sống một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa mà không bị hoá rồ. Hãy nhớ rằng, cường độ cao là một tài nguyên quý giá, nhưng bạn phải kiểm soát nó và sử dụng nó chỉ để mang lợi cho mình, chứ không phải hại mình.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: