Đối với con người, thú vật khi ngủ có mơ hay không, vẫn là một câu hỏi phức tạp. Không ai biết tại sao chúng ta lại mơ khi ngủ. Theo National Geogrphic, sự nghiên cứu về giấc mơ đối với loài vật càng khó khăn hơn khi chúng không thể nói với con người tại sao loài vật, ví dụ như chó, lại rên rỉ và chạy tại chỗ khi chúng đang ngủ.
Giấc mơ trong động vật nghe thật lôi cuốn, tùy theo cách mà một người miêu tả.
David M. Peña-Guzmán, nhà nghiên cứu triết học khoa học tại Đại học San Francisco và tác giả của When Animals Dream: The Hidden World of Animal Consciousness, cho biết giấc mơ là một cách để cho chúng ta mở rộng năng lực nhận thức, như là cảm xúc, trí nhớ và sự tưởng tượng, đối với loài vật.
Không chỉ động vật linh trường mới có cảm xúc, mà loài nhện cũng có thể mơ. Dựa trên những nghiên cứu gần đây, nhện có thể mơ khi mắt chúng nhấp nháy liên tục và chúng có thể có những giấc mơ trực quan. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng, điều mà loài nhện mơ có thể là thật.
Matthew Wilson, nhà sinh học thần kinh tại MIT cho biết giấc mơ giống như là một cách kể chuyện được tạo nên với những yếu tố điên rồ và sống động. Bằng cách nhìn vào những mô hình của các loài động vật, các nhà khoa học nghiên cứu những điều có thể xảy ra trong giấc mơ mà có thể ảnh hưởng tới sự tiếp thu, trí nhớ và hành vi của chúng.
Theo Giáo sư Tâm lý học Stanley Coren của trường Đại học British Columbia, loài chó cũng trải qua các giai đoạn ngủ tương tự như con người chúng ta.
Sau khi ngủ được 20 phút, chú chó sẽ bước vào một giai đoạn gọi là REM (chuyển động mắt nhanh), đây là thời điểm dễ nằm mơ nhất. Stanley cho biết các chú chó “trẻ con” nằm mơ thường xuyên hơn, còn chó lớn thì mơ lâu hơn và những giấc mơ ấy vẫn còn là một điều bí ẩn. Các loài cá và côn trùng không có giai đoạn REM, còn chim và động vật có vú thì lại có.
Năm 1959, Michel Jouvet, nhà thần kinh học người Pháp, và cộng sự sửa đổi bộ não mèo để vô hiệu hóa cơ chế ngăn cản chuyển động trong giai đoạn ngủ REM. Những con mèo sau đó ngẩng cao đầu trong khi ngủ, cho thấy chúng đang quan sát các đối tượng trong giấc mơ. Chúng cũng cong lưng, cử động giống như đang bám theo con mồi và chiến đấu. Tất cả các hành vi này chứng tỏ, con mèo trông thấy hình ảnh trong giai đoạn ngủ REM.
Còn đối với các cơ thể trưởng thành, lý thuyết thuyết phục nhất được đưa ra đó là các giấc mơ kích thích những vùng của bộ não có liên quan đến trí nhớ. Ví dụ như loại chim sẻ thường hót lại những giai điệu của nó trong mơ, còn chuột trong phòng thì nghiệm thì có thể hồi tưởng lại những sơ đồ ma trận mà nó đã chạy qua.
Nhóm các nhà khoa học khác cũng tiến hành cuộc nghiên cứu sâu hơn và đã phát hiện ra, khi động vật ngủ, đại não có thể phát sóng điện từ giống như não người khi nằm mơ, do vậy động vật cũng có thể nằm mơ. Họ sử dụng “máy điện não đồ” để kiểm tra động vật, phát hiện ra rằng có động vật nằm mơ nhiều, thời gian dài, có động vật lại nằm mơ ít, thời gian ngắn hơn. Ví dụ, sóc và dơi thường nằm mơ, còn loài chim lại nằm mơ tương đối ít, động vật bò sát hầu như không nằm mơ. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể liên quan đến việc chúng bất cứ lúc nào cũng phải giữ cảnh giác đối với kẻ thù của tự nhiên để có thể kịp thời chạy thoát.
Động vật nằm mơ thấy gì?
Trong cuốn The History of Animels, Aristottle viết: “Loài chó thỉnh thoảng còn sủa mớ trong lúc ngủ”. Để biết động vật khi ngủ có nằm mơ và chúng mơ thấy gì, người ta quan sát hành động của chúng trong lúc ngủ. Các nhà khoa học người Pháp là Michel Jouvet và J F Delorme, trong một nghiên cứu năm 1965, nhận ra rằng bằng việc tháo gỡ một phần cuống não – gọi là học cầu – khỏi não bộ của một con mèo, họ có thể khiến các cơ của nó không bị bất động trong lúc ngủ. Thay vì nằm yên ngủ, con mèo này di chuyển và có hành động hung hăng. Điều này cho thấy động vật mơ về những hoạt động của chúng vào ban ngày.
Một số con mèo đang ngủ tự dưng có hành động như lúc săn mồi, cho thấy chúng có thể nằm đang nằm mơ thấy đuổi chuột.
Trong quá trình nghiên cứu hươu cao cổ tại vùng Đông Nam châu Phi, các nhà sinh vật học phát hiện một con hươu cao cổ rơi vào trạng thái ngủ sâu, nhưng đột nhiên nó bỗng đứng phắt dậy, lồng lộn điên cuồng, hốt hoảng. Ban đầu họ suy đoán có lẽ là xung quanh có xảy ra điều gì kích động đến con hươu cao cổ này, nhưng thật ra mọi thứ đều rất yên ổn. Sau nhiều lần phân tích họ mới nhận ra rằng, ban ngày con hươu cao cổ này từng chịu sự tấn công của sư tử, do vậy khi ngủ nó nằm mơ thấy ác mộng có liên quan tới sự việc diễn ra ban ngày.