Giảm căng thẳng, ‘biết rồi, khổ lắm’ nhưng cứ phải ‘nói mãi’

Căng thẳng không giải quyết được gì! (minh họa: Unsplash)

Theo CDC, một chút căng thẳng là hữu ích, nhưng quá nhiều stress hoặc khủng hoảng mãn tính sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như lo lắng, huyết áp cao và thậm chí hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu.

Allison Chase là một nhà tâm lý học thực hành với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, nhưng như bao nhiêu người, cô cũng thường gặp căng thẳng.

Chase, cố vấn lâm sàng cấp cao của trung tâm Eating Recovery Center, và trung tâm Pathlight Mood & Anxiety Center, chia sẻ: “Đôi khi thật khó để trở thành một chuyên gia sức khỏe tâm thần vì ý tưởng rằng bằng cách nào đó bạn sẽ có được điều kỳ diệu hoặc những thứ không ảnh hưởng đến bạn. Tôi cũng là người thực tế, bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, lo lắng như mọi người khác, nhưng tôi có thể theo dõi những gì đang xảy ra và hy vọng có cách đối phó.”

Chase lấy các công cụ từ kho kiến thức chuyên môn hàng chục năm tuổi của mình để tránh bị căng thẳng làm tiêu hao sức khoẻ. Dưới đây là một số cách cô dùng để kiểm soát mức độ căng thẳng của mình và bạn cũng nên làm như vậy.

1.Tập hít thở

Để ngăn chặn cảm giác nặng nề, bức bách, Chase khuyên bạn hãy chú ý đến hơi thở của mình. “Tôi cố gắng làm dịu cơ thể vì căng thẳng có tác động vật lý lên cơ thể chúng ta ở mọi nơi. Nó tác động đến mọi người,” cô nói. “Và vì vậy, một trong những điều đầu tiên tôi làm là điều chỉnh cách cơ thể mình phản ứng. Bằng cách sử dụng hơi thở để làm chậm lại, điều đó tạo ra sự khác biệt lớn trong cách tôi tiếp cận bất cứ điều gì đang diễn ra.”

2.Yêu cầu giúp đỡ

Chase thường nhắc nhở bản thân rằng không ai là siêu phàm và có thể làm được tất cả mà không có sự trợ giúp của người khác. Cô lưu ý: “Điều quan trọng là phải nhận ra điều đó và đôi khi hãy ân cần với những gì bạn có thể hoàn thành hoặc những gì trong tầm tay và những gì không.”

Khi Chase phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng, cô không ngại kêu gọi sự giúp đỡ và dựa vào những người mà cô tin cậy. Việc có một hệ thống hỗ trợ với những người mà bạn dám cởi mở và bày tỏ sẽ tạo nên sự khác biệt.

3.Ngủ đủ giấc

Giữa trách nhiệm hàng ngày của cô là gặp gỡ bệnh nhân, tư vấn lâm sàng với các nghiên cứu sinh và dắt chó đi dạo, nhiều khi Chase cũng cảm thấy mệt mỏi. Những lúc ấy, theo cô, một giấc ngủ đầy đủ là rất quan trọng.

Kết thúc ngày làm việc sớm, khoảng 9 giờ 30 tối, giúp cô có năng suất làm việc cao vào ngày hôm sau.

Cô bắt đầu thư giãn vào khoảng 6 giờ chiều, bằng cách chuẩn bị và nấu bữa tối cùng chồng mình. Vợ chồng cô thường cùng nhau ăn tối và trò chuyện. Chase thích mở TV rồi… để đó, chứ không cần xem nhiều, và cô cũng giảm thời gian sử dụng điện thoại trước giờ đi ngủ.

(minh họa: Dominic Sansotta/Unsplash)

4.Đặt niềm vui lên hàng đầu

Ngoài việc tập thể dục hoặc vận động thường xuyên, Chase còn đặt mục tiêu làm ít nhất một việc mà cô yêu thích mỗi ngày. Cô nói rằng việc tập thể dục không cần phải nặng nề, miễn là mang lại cho cô niềm vui.

“Ngay cả khi đó là gọi điện thoại cho một người bạn cũ hoặc ngồi xuống và làm điều gì đó khiến bạn hạnh phúc, như có cơ hội đọc một bài viết trên blog hoặc nghe podcast, đi dạo, bất kỳ điều gì tương tự,” Chase nói.

Cô ưu tiên dành thời gian cho việc kết nối xã hội có ý nghĩa với mọi người, điều đó cho phép cô cảm thấy mình thực sự là chính mình.

5.Nghỉ giải lao

Chase nói: “Khi tôi thấy mình bắt đầu cảm thấy ‘khíu chọ’ (khó chịu), hay cáu kỉnh, không bình tĩnh trong cách tiếp cận mọi việc, tôi biết đó là dấu hiệu cho thấy mình cần phải dành chút thời gian nghỉ giải lao.

Những lúc cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi, Chase lấy ngày phép để nghỉ ngơi hoàn toàn.

6.Đặt ra ranh giới

Một cách mà Chase quản lý căng thẳng của bản thân là đặt ra ranh giới rõ ràng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Đối với cô, khẳng định bản thân có nghĩa là “có ranh giới của riêng mình, biết được điều gì sẽ hiệu quả với bạn và điều gì sẽ không hiệu quả với bạn và không ngại đặt ra những ranh giới.”

Cô nhận thấy việc thiết lập ranh giới là một thách thức khi muốn hỗ trợ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong cuộc sống của mình, nhưng cô biết tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân để thể hiện đúng mực cho bản thân và những người khác.

(theo CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: