Hội chứng ‘con một’

(Hình minh họa: NCI/Unsplash)

“Hội chứng con một” là một thuật ngữ phổ biến nhưng gây tranh cãi được sử dụng để mô tả các đặc điểm hoặc tính cách tiêu cực được cho là phổ biến ở những đứa trẻ lớn lên mà không có anh chị em.

Những đặc điểm này có thể bao gồm ích kỷ, cô đơn, hướng nội, háo thắng, khó chia sẻ và ý thức độc lập quá mức.

Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh sự tồn tại của hội chứng này và nhiều chuyên gia tin rằng đó chỉ là “huyền thoại.”

Mặc dù là con một có thể đi kèm với những thách thức và trải nghiệm độc đáo, nhưng điều quan trọng, phải nhận ra rằng tất cả trẻ em đều là những cá thể có tính cách, điểm mạnh và điểm yếu riêng. Ý tưởng rằng việc là con một về bản chất dẫn đến những kết quả tiêu cực không được nghiên cứu chứng minh và nhiều đứa trẻ con một vẫn có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

Các biểu hiện của hội chứng con một

Vì hội chứng con một không phải là một tình trạng thực sự nên không có biểu hiện thực sự nào. Tuy nhiên, có một số đặc điểm thường gắn liền với hội chứng con một, bao gồm tính ích kỷ (do được nuông chiều quá nhiều), háo thắng (luôn được nhường nhịn do cương vị độc tôn), thiếu kỹ năng xã hội và chủ nghĩa hoàn hảo. Những đặc điểm này có thể là những gì ai đó nhắc đến khi họ nói về hội chứng con một. Tuy nhiên, đây chỉ là những giả định và không nhất thiết áp dụng cho mọi người không có anh chị em ruột.

Việc là con một có ảnh hưởng đến tính cách?

Mặc dù không phải là yếu tố quyết định duy nhất, nhưng nếu lớn lên như một đứa con một có thể tác động đến sự phát triển tính cách. Ví dụ như:

Tính độc lập ngay từ khi còn nhỏ, vì họ không có anh chị em để dựa vào để bầu bạn hoặc giúp đỡ trong các nhiệm vụ.

Mức độ trưởng thành cao hơn so với các bạn cùng lứa, vì họ thường dành nhiều thời gian ở bên người lớn hơn những đứa trẻ khác.

Có nhiều khả năng tham gia vào trò chơi tưởng tượng và các hoạt động sáng tạo hơn, vì họ thường phải tự giải trí.

Ít cơ hội phát triển các kỹ năng xã hội hơn và có thể cảm thấy thoải mái hơn khi ở bên người lớn so với khi ở bên bạn bè, nên những người là con một thường hành xử xã hội kém. Một số cha mẹ chỉ có một con có thể có kỳ vọng khác đối với con mình so với những gia đình có nhiều con, điều này có thể dẫn đến cách nuôi dạy khác và kết quả khác. Họ dồn tất cả tình yêu và kỳ vọng vào người con duy nhất. Con một có thể bỏ lỡ một số trải nghiệm xã hội, chẳng hạn như học cách chia sẻ, hợp tác và giải quyết xung đột. Những hoàn cảnh này khiến nhiều người kết luận rằng trẻ là con một sẽ có kỹ năng xã hội kém.

Chủ nghĩa hoàn hảo: Những người là con một có thể cảm thấy áp lực phải sống theo kỳ vọng cao như cha mẹ và do đó có thể trở nên cầu toàn.

Có một số cảnh báo về các đặc điểm tính cách hoặc kỹ năng xã hội. Ví dụ, nếu một đứa trẻ một được cha mẹ che chở và bảo vệ quá mức sẽ có thể gặp khó khăn trong các kỹ năng ra quyết định vì họ không có cơ hội học những kỹ năng này thông qua các tương tác giữa anh chị em ruột. Ngoài ra, nếu đứa con một luôn nhận được sự quan tâm trọn vẹn của cha mẹ và được đáp ứng mọi nhu cầu, họ dễ trở nên ích kỷ, “chỉ biết có mình,” có thể gặp khó khăn trong việc chia sẻ và xem trọng, cân nhắc quan điểm của người khác.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tính cách của một cá nhân, bao gồm phong cách nuôi dạy con cái, văn hóa và kinh nghiệm cá nhân.

Những thách thức tiềm ẩn này có thể được giảm bớt thông qua các cơ hội xã hội hóa, chẳng hạn như các buổi dã ngoại, đội thể thao và các hoạt động nhóm khác. Cuối cùng, ý tưởng về “hội chứng con một” là một khuôn mẫu không phản ánh thực tế về sự đa dạng của các trải nghiệm của con một. Mặc dù “con một” có thể đặt ra những thách thức riêng, nhưng về bản chất, không phải là vấn đề và nhiều trẻ là con một vẫn lớn lên trở thành những người lớn hạnh phúc, thành đạt và hòa nhập tốt. Là con một cũng có thể có những lợi ích, chẳng hạn như khả năng phát triển mối quan hệ mạnh mẽ.

Ngoài ra, dường như ngày nay gia đình chỉ có một con là tình trạng khá phổ biến. Do đó, trẻ lớn lên giống như đa số các bạn của mình, “hội chứng con một” cũng không còn cơ hội để phát triển nữa. Việc là con một trong gia đình trở thành hoàn toàn bình thường.

(theo Thrive Works)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Lối sống con lắc
Việc liên tục theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng rất khó khăn. May thay, có một quan điểm mới…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: