Lên kế hoạch học ngoại ngữ

Học tập suốt đời là chìa khóa để mở ra toàn bộ tiềm năng của bạn. Học tập có thể là đọc sách, nghiên cứu trên Internet, một cách có mục đích. (minh họa. BBH Singapore/Unsplash)

Nhiều bậc cao niên, thậm chí chỉ mới ở tuổi trung niên, nhưng lại gặp khó khăn trong việc học một ngôn ngữ mới, và hay nói “già rồi, học khó vô”.

Quyết định học một ngôn ngữ mới là một điều rất thú vị. Sự trào dâng của nội tiết tố mà bạn cảm thấy khi bộ não của bạn cuối cùng cũng ghi nhận rằng bạn đã quyết định học ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ, sẽ khiến bạn phấn khích.

Hơn thế nữa, sống ở một quốc gia không dùng tiếng mẹ đẻ của mình, bạn cũng cần phải học ngôn ngữ mọi người sử dụng hàng ngày. Nếu bạn đã giỏi Anh ngữ, việc học thêm một ngôn ngữ khác cũng giúp trí não của bạn hoạt động, và tránh được nhiều bệnh.

Bây giờ, khi bạn đã quyết định học một ngôn ngữ mới, hãy lấy một cuốn tập và ghi chú kế hoạch học tập.

Kế hoạch học ngôn ngữ nên là một phương án đầy chi tiết và được cho là sẽ hỗ trợ bạn trong hành trình học. Kế hoạch này rất quan trọng, vì vậy, bạn nên tham khảo một số mẹo dưới đây:

1.Tìm mục tiêu
Mọi người đều có những mục tiêu khác nhau khi họ quyết định chọn một tiếng nói mới. Một số người muốn thông thạo, những người khác chỉ muốn vượt qua một kỳ thi và một số học ngôn ngữ mới vì họ có kế hoạch chuyển chỗ ở và một số người chỉ học như một sở thích.

Dù lý do của bạn là gì, điều quan trọng là bạn xác định những gì mà mình hy vọng đạt được từ ngôn ngữ đó vì nó sẽ giúp tìm ra lĩnh vực mà bạn cần tập trung vào.

2. Làm bài kiểm tra trình độ ngôn ngữ
Đây là một bước rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn quyết định bắt đầu từ đâu. Bạn không thể là một người hoàn toàn mới bắt đầu lại quyết định học ở trình độ trung cấp, điều đó giống như một người không biết bơi nhảy ùm xuống khu vực sâu nhất của bể bơi trong ngày đầu tiên đi học.

Ngoài ra, bạn không thể là một người trung cấp và sau đó dành toàn bộ thời gian của mình với các loại sách vở dành cho người mới bắt đầu, điều đó sẽ chỉ khiến kỹ năng của bạn thụt lùi thay vì phát triển. Tuy nhiên, cũng không có gì là hại khi quay lại xem lại các bài học dành cho người mới bắt đầu nếu bạn cảm thấy cần thiết.

3.Cân bằng tất cả các kỹ năng
Khi học một ngôn ngữ, có bốn kỹ năng cần lưu ý: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Vì vậy, khi tạo ra một kế hoạch học tập, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ các hoạt động bao gồm bốn kỹ năng này. Bạn có thể muốn dành nhiều thời gian học hơn cho một số kỹ năng so với những kỹ năng khác, tùy thuộc vào mục đích học ngôn ngữ của bạn.

Giả sử bạn muốn thông thạo tiếng Tây Ban Nha, bạn sẽ muốn tập trung hơn vào kỹ năng nói và nghe hơn là kỹ năng đọc và viết.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: