Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng rửa nhanh một vài chiếc chén bằng tay sẽ gọn, nhanh và đỡ tốn nước hơn là cho chén đĩa vào máy rửa chén, nhưng khi nhìn vào bức tranh tổng thể, máy rửa chén sẽ chứng minh điều ngược lại.
Tiết kiệm nước và năng lượng
Máy rửa chén sử dụng ít nước và năng lượng hơn đáng kể so với rửa bằng tay, điều này đã được chứng minh. Đặc biệt là nếu bạn cho đầy chén dĩa dơ vào máy và sử dụng máy rửa chén tiết kiệm năng lượng.
Trung bình, máy rửa chén sử dụng khoảng ba đến năm gallon nước cho mỗi chu kỳ rửa, trong khi rửa tay có thể dễ dàng sử dụng tới 27 gallon cho mỗi lần, đôi khi chỉ với vài chiếc chén dĩa, tùy thuộc vào thời gian bạn để nước chảy. Vòi bếp được sản xuất sau năm 1994 phải có lưu lượng 2.2 gallon trở xuống mỗi phút, vì vậy bạn có thể xài hết 27 gallon chỉ trong hơn 12 phút.
Tất cả lượng nước đó cũng làm tăng hóa đơn của bạn. Chuyển từ rửa tay sang máy rửa chén giúp tiết kiệm 8.400 gallon nước mỗi năm, giảm hóa đơn tiền điện trong suốt thời gian sử dụng máy rửa chén.
Giúp chén đĩa sạch hơn
Bạn có bao giờ lấy một chiếc chén hay đĩa đã rửa tay ra khỏi tủ và nhận thấy một chút thức ăn khô hoặc một vệt lớn mà bạn bỏ sót khi rửa bằng miếng bọt biển không? Hoặc có thể là nửa kia của bạn hoàn toàn quên mất rằng mặt sau của đĩa cũng cần được rửa. Bạn biết thứ gì không gặp vấn đề đó không? Máy rửa chén. Các tia nước mạnh, nước nóng và chất tẩy rửa cực mạnh và có tính mài mòn sẽ chà rửa bát đĩa của bạn tốt hơn so với miếng bọt biển nhà bếp và sức lao động của khuỷu tay.
Khử trùng tốt hơn
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Duke, miếng bọt biển bạn dùng để rửa tay có thể chứa 54 tỷ vi khuẩn trên một centimet khối. Trên thực tế, cấu trúc của miếng bọt biển, với các ô liên kết chứa đầy thức ăn và nước, có nghĩa nó là môi trường thuận lợi để nuôi cấy vi khuẩn. Thay vào đó, hãy xem máy rửa chén của bạn có chế độ khử trùng không. Nếu được chứng nhận bởi Quỹ Vệ Sinh Quốc Gia và Viện Tiêu Chuẩn Quốc Gia Hoa Kỳ, nhiệt độ rửa cuối cùng của máy sẽ là 150 độ F và bảo đảm giảm 99.999% vi khuẩn.
Giúp da tay không bị kích ứng
Máy rửa chén không chỉ rửa sạch bát đĩa hiệu quả hơn rửa bằng tay mà còn có thêm một ưu điểm nữa: Sử dụng máy rửa chén cũng giúp tay bạn không bị kích ứng và khô do nước nóng và xà phòng rửa chén.
Tiết kiệm nhân công và thời gian
Thay vì mất thì giờ rửa cả đống chén dĩa, bạn chỉ cần lau thực phẩm còn sót lại và xếp vào máy rửa chén để nó làm việc của mình.
Đồ dùng không nên cho vào máy rửa chén
Bạn nên rửa bằng tay những đồ dùng lớn có thể chặn vòi phun hoặc ngăn đựng chất tẩy rửa, ngay cả khi máy rửa chén của bạn về mặt kỹ thuật có thể xử lý được. Những chiếc nồi và chảo lớn có thể làm chật máy rửa chén, làm giảm hiệu quả của máy đối với các loại bát đĩa khác.
Một số đồ dùng không thể chịu được nhiệt hoặc chất tẩy rửa. Những đồ vật mỏng manh và dễ vỡ. Đồ sứ cao cấp, thường được vẽ bằng tay, có thể bị sứt mẻ hoặc phai màu. Ly pha lê có thể bị đục hoặc nứt do chất tẩy rửa và nhiệt.
Thớt và đồ dùng bằng gỗ: Nước, nhiệt và chất tẩy rửa trong chu trình rửa chén lâu có thể làm cong vênh gỗ và làm mất đi tinh dầu. Thay vào đó, hãy rửa sạch thớt bằng tay và để khô hoàn toàn trước khi cất.
Chảo gang: Không bao giờ cho chảo gang vào máy rửa chén vì nó có thể bị rỉ sét. Thay vào đó, hãy rửa bằng tay với một ít xà phòng rửa chén và nước, sau đó lau khô hoàn toàn.
Đồ dùng bằng nhựa không an toàn với máy rửa chén: Không cho đồ dùng bằng nhựa không an toàn với máy rửa chén vào máy rửa chén vì nhựa mỏng hoặc mềm có thể bị cong vênh do nhiệt độ cao. Đồ dùng bằng nhựa an toàn với máy rửa chén (như melamine cao cấp) nên được đặt ở giá trên cùng để tránh hư hỏng.
Dao: Chất tẩy rửa có thể làm cùn dao nhà bếp. Thêm vào đó, dao hướng lên trên là mối nguy hiểm về an toàn. Tốt hơn là nên rửa bằng tay.
Nồi và chảo chống dính: Mặc dù đồ nấu ăn chống dính có thể được dán nhãn là an toàn với máy rửa chén, nhưng việc tiếp xúc thường xuyên có thể làm mòn lớp phủ, vì vậy rửa bằng tay thường là lựa chọn tốt hơn.
(theo Reader’s Digest)