Tự sửa máy may

(Hình minh họa: Claudio Schwarz/Unsplash)

Máy may là một vật dụng vô cùng hữu ích, nhưng thường bị bỏ xó trong tủ vì ít sử dụng nhiều hoặc có phần nào của máy bị hư. Đừng lo lắng, rất nhiều vấn đề của máy may chỉ cần vài phút để sửa mà không cần phải đến cửa hàng sửa chữa.

Khi bạn đã xác định được vấn đề nằm ở đâu, bạn có thề tự sửa, vấn đề là luôn nhớ tra cứu hướng dẫn sử dụng máy, vì mỗi kiểu máy đều có các nút điều khiển và đặc điểm riêng.

Điều chỉnh độ căng của chỉ và ống chỉ

Nếu chỉ cứ bị vón cục hoặc nếu đường may không đẹp, thì có khả năng là có gì đó quá chặt. Một máy may tiêu chuẩn sử dụng hai sợi chỉ: một sợi được tháo ra từ một ống chỉ trên đỉnh máy và đi qua kim, và một sợi chỉ đến từ một ống chỉ nhỏ, được gọi là suốt chỉ, nằm bên dưới. Khi máy được điều chỉnh chính xác, hai sợi chỉ này sẽ quấn quanh nhau để tạo ra từng mũi khâu.

Nếu một trong hai sợi chỉ chặt hơn sợi cỏn lại, nó có thể kéo mũi khâu tạo ra ra khỏi vị trí. Ví dụ như nếu phần dưới của vải trông giống như một sợi chỉ chặt với một loạt các vòng nhỏ lỏng lẻo chạy xung quanh, thì sợi chỉ suốt đang bị quá chặt hoặc sợi chỉ trên quá lỏng.

Vì vậy, hãy kiểm tra cả hai sợi chỉ. Bạn đã luồn sợi chỉ trên qua tất cả các vị trí mà nó phải đi khi xỏ chỉ vào máy chưa? Đã lắp suốt chỉ đúng cách chưa? Nếu cả hai đều ổn, hãy kiểm tra cài đặt độ căng của cả hai sợi chỉ. Chỉ trên sẽ có bộ chọn độ căng, thường là núm ở mặt trước của máy. Độ căng của chỉ suốt thường được điều chỉnh bằng vít trên hộp suốt (chặt phải, lỏng trái). Máy đôi khi đi kèm một tua vít nhỏ vừa vặn; nếu không, bạn nên mua bộ dụng cụ sửa chữa máy may.

Kiểm tra kim

Để kim khâu trơn tru, kim phải thẳng, sắc (trừ khi bạn chọn sử dụng kim bi) và lắp đúng cách. Kiểm tra xem kim có bị cong không và thay kim nếu bạn không nhớ lần cuối thay kim là khi nào. Một mặt của kim phẳng ở nơi bạn gắn vào máy; thông thường mặt đó phải hướng về phía sau, nhưng điều này tùy thuộc vào máy của bạn. Nếu có nghi ngờ, hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng.

Các loại vải khác nhau yêu cầu kim khác nhau, vì vậy hãy bảo đảm bạn đang sử dụng đúng loại. Nếu máy liên tục bỏ mũi, có lẽ bạn đang sử dụng nhầm kim. Kim máy có nhiều kích cỡ và một số thì sắc trong khi một số khác thì là kim bi. Thật khó để biết mình đang dùng loại nào chỉ bằng cách nhìn vào kim, vì vậy hãy kiểm tra bao b. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn nhiều loại kim khác nhau để thử kích thước hoặc loại khác trong khi khắc phục sự cố.

Nếu máy không may được, chắc là bạn quên gạt công tắc ở đâu đó. Trước tiên, hãy kiểm tra những điều hiển nhiên: máy đã được bật chưa? Bàn đạp đã được kết nối chưa? Chân vịt đã hạ xuống chưa?

Nếu máy phát ra tiếng nhưng kim không di chuyển, có lẽ bạn đã bật bộ phận quấn suốt. Đây là tính năng cho phép động cơ của máy quấn suốt thay vì khâu và vô hiệu hóa toàn bộ bộ máy khâu trong khi bạn thực hiện việc đó. Trên một chiếc máy hiện đại, hãy tìm công tắc để gạt. Với một chiếc máy đời cũ, bạn phải xoay bánh xe bên trong bánh xe tay ở bên hông máy.

(Hình minh họa: Annie Spratt/Unsplash)

Nếu kim di chuyển lên xuống nhưng vải không đi qua máy, hãy kiểm tra các răng đưa vải. Đây là các thanh nhọn bên dưới kim di chuyển để trượt vải dọc theo khi bạn khâu. Có một công tắc để tắt; có thể bạn đã vô tình nhấn vào nó, vì vậy chỉ cần bật lại. Cơ chế nạp cũng dựa vào chân vịt tạo ra một lượng áp suất phù hợp, do đó hãy kiểm tra cả cài đặt đó nữa và bảo đảm rằng bạn không cố nhét quá nhiều lớp vải vào cùng một lúc.

Vệ sinh máy

Nếu máy hoạt động khá ổn, nhưng đôi khi vẫn có chút vấn đề, hãy làm vệ sinh máy! Mở hộp suốt và bất kỳ khu vực nào khác có thể tiếp cận được, chải sạch xơ vải và nhỏ một vài giọt dầu máy theo hướng dẫn sử dụng. (Nhớ rằng “dầu máy may” là dầu khoáng; không phải WD-40) Bạn sẽ cần một bộ dụng cụ vệ sinh có đồ lau chùi và nhíp.

Đừng lo lắng, rất nhiều vấn đề của máy may chỉ cần vài phút để sửa mà không cần phải đến cửa hàng sửa chữa.

Khi bạn đã xác định được vấn đề nằm ở đâu, bạn có thề tự sửa, vấn đề là luôn nhớ tra cứu hướng dẫn sử dụng máy, vì mỗi kiểu máy đều có các nút điều khiển và đặc điểm riêng.

Điều chỉnh độ căng của chỉ và ống chỉ

Nếu chỉ cứ bị vón cục hoặc nếu đường may không đẹp, thì có khả năng là có gì đó quá chặt. Một máy may tiêu chuẩn sử dụng hai sợi chỉ: một sợi được tháo ra từ một ống chỉ trên đỉnh máy và đi qua kim, và một sợi chỉ đến từ một ống chỉ nhỏ, được gọi là suốt chỉ, nằm bên dưới. Khi máy được điều chỉnh chính xác, hai sợi chỉ này sẽ quấn quanh nhau để tạo ra từng mũi khâu.

Nếu một trong hai sợi chỉ chặt hơn sợi cỏn lại, nó có thể kéo mũi khâu tạo ra ra khỏi vị trí. Ví dụ như nếu phần dưới của vải trông giống như một sợi chỉ chặt với một loạt các vòng nhỏ lỏng lẻo chạy xung quanh, thì sợi chỉ suốt đang bị quá chặt hoặc sợi chỉ trên quá lỏng.

Vì vậy, hãy kiểm tra cả hai sợi chỉ. Bạn đã luồn sợi chỉ trên qua tất cả các vị trí mà nó phải đi khi xỏ chỉ vào máy chưa? Đã lắp suốt chỉ đúng cách chưa? Nếu cả hai đều ổn, hãy kiểm tra cài đặt độ căng của cả hai sợi chỉ. Chỉ trên sẽ có bộ chọn độ căng, thường là núm ở mặt trước của máy. Độ căng của chỉ suốt thường được điều chỉnh bằng vít trên hộp suốt (chặt phải, lỏng trái). Máy đôi khi đi kèm một tua vít nhỏ vừa vặn; nếu không, bạn nên mua bộ dụng cụ sửa chữa máy may.

Kiểm tra kim

Để kim khâu trơn tru, kim phải thẳng, sắc (trừ khi bạn chọn sử dụng kim bi) và lắp đúng cách. Kiểm tra xem kim có bị cong không và thay kim nếu bạn không nhớ lần cuối thay kim là khi nào. Một mặt của kim phẳng ở nơi bạn gắn vào máy; thông thường mặt đó phải hướng về phía sau, nhưng điều này tùy thuộc vào máy của bạn. Nếu có nghi ngờ, hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng.

Các loại vải khác nhau yêu cầu kim khác nhau, vì vậy hãy bảo đảm bạn đang sử dụng đúng loại. Nếu máy liên tục bỏ mũi, có lẽ bạn đang sử dụng nhầm kim. Kim máy có nhiều kích cỡ và một số thì sắc trong khi một số khác thì là kim bi. Thật khó để biết mình đang dùng loại nào chỉ bằng cách nhìn vào kim, vì vậy hãy kiểm tra bao b. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn nhiều loại kim khác nhau để thử kích thước hoặc loại khác trong khi khắc phục sự cố.

Nếu máy không may được, chắc là bạn quên gạt công tắc ở đâu đó. Trước tiên, hãy kiểm tra những điều hiển nhiên: máy đã được bật chưa? Bàn đạp đã được kết nối chưa? Chân vịt đã hạ xuống chưa?

Nếu máy phát ra tiếng nhưng kim không di chuyển, có lẽ bạn đã bật bộ phận quấn suốt. Đây là tính năng cho phép động cơ của máy quấn suốt thay vì khâu và vô hiệu hóa toàn bộ bộ máy khâu trong khi bạn thực hiện việc đó. Trên một chiếc máy hiện đại, hãy tìm công tắc để gạt. Với một chiếc máy đời cũ, bạn phải xoay bánh xe bên trong bánh xe tay ở bên hông máy.

Nếu kim di chuyển lên xuống nhưng vải không đi qua máy, hãy kiểm tra các răng đưa vải. Đây là các thanh nhọn bên dưới kim di chuyển để trượt vải dọc theo khi bạn khâu. Có một công tắc để tắt; có thể bạn đã vô tình nhấn vào nó, vì vậy chỉ cần bật lại. Cơ chế nạp cũng dựa vào chân vịt tạo ra một lượng áp suất phù hợp, do đó hãy kiểm tra cả cài đặt đó nữa và bảo đảm rằng bạn không cố nhét quá nhiều lớp vải vào cùng một lúc.

Vệ sinh máy

Nếu máy hoạt động khá ổn, nhưng đôi khi vẫn có chút vấn đề, hãy làm vệ sinh máy! Mở hộp suốt và bất kỳ khu vực nào khác có thể tiếp cận được, chải sạch xơ vải và nhỏ một vài giọt dầu máy theo hướng dẫn sử dụng. (Nhớ rằng “dầu máy may” là dầu khoáng; không phải WD-40) Bạn sẽ cần một bộ dụng cụ vệ sinh có đồ lau chùi và nhíp.

(theo LifeHacker)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: