Mỹ: Chi tiêu tiêu dùng vẫn chưa khởi sắc

Minh họa: markus-spiske-unsplash

Cơn sốt mua sắm trong đại dịch đã giảm dần khi chi phí tiêu dùng tăng lên. Người mua hàng đã thay đổi thói quen chi tiêu của họ trong thế giới hậu đại dịch, khiến nhiều nhà bán lẻ rơi vào thế khó khăn. Và càng khó khăn hơn nữa khi vấn nạn ăn cắp phát triển mà có lúc gần như công khai.

Một Quý II ảm đạm

Cổ phiếu của các nhà bán lẻ lớn đã sụt giảm khi các “ông lớn” như Macy’s, Dick’s Sporting Goods và Foot Locker công bố doanh số bán chậm lại, lợi nhuận giảm và dự báo tình hình vẫn còn ảm đạm. Kết quả kinh doanh Quý II mờ nhạt cho thấy người tiêu dùng do gánh nặng nợ nần và giá cả tăng đang chuyển hướng sang tính toán cẩn thận khiến một số sản phẩm và hàng hóa không cấp bách bị loại khỏi danh sách mua sắm của họ.

Tuần trước, giám đốc điều hành (CEO) Macy’s Jeff Gennette nhận xét với tờ The Wall Street Journal: “Người tiêu dùng không phải là không có tiền để dành, nhưng họ vẫn thận trọng trong chi tiêu và ưu tiên cho dịch vụ và đi du lịch”. Các công ty bán lẻ đang đối mặt với những thách thức ngày càng tăng ngay tại chính cửa hàng của mình, đặc biệt là nạn trộm cắp hoành hành, thất thoát hàng tồn kho và các lỗi sổ sách ảnh hưởng đến lợi nhuận. Bối cảnh bán lẻ không thuận lợi được thể hiện từ các báo cáo thu nhập Quý II.

Lúc đại dịch Covid mới bắt đầu, người tiêu dùng bỏ ra nhiều tiền để bổ sung những tiện ích bên trong ngôi nhà của mình khi bỗng nhiên họ phải ở nhà hầu như tất cả thời gian để phòng bệnh. Nay, các biện pháp lockdowm đều đã bị bãi bỏ nên việc chi tiêu cho cải tạo nội thất, trang bị máy móc tập thể dục và đồ gia dụng hạ nhiệt sâu.

Minh họa: markus-spiske-unsplash

CEO Gina Boswell của Bath & Body Works cho biết doanh số bán nước hoa gia đình và nước rửa tay đang giảm trong quá trình “bình thường hóa sau đại dịch” kéo theo doanh số bán tính chung giảm. “Ngoài ra, doanh thu Quý II yếu và lợi nhuận thấp cũng phản ánh thái độ chi tiêu khôn ngoan hơn của người mua sắm” – bà nói.

Công ty Peloton Interactive ở New York là “người chiến thắng lớn” trong làn sóng đại dịch đầu tiên khi các phòng tập thể dục đóng cửa đã buộc nhiều người phải mua thiết bị tập thể dục tại nhà. Nay số người mua dụng cụ về nhà giảm mạnh nhưng lượng người đăng ký tập tại các trung tâm vẫn tiếp tục giảm khiến lượng hàng tồn kho không bán được tăng cao. Tuần trước công ty cho biết sẽ tiếp tục đóng cửa các cửa hàng bán lẻ và sẽ chi nhiều hơn cho hoạt động tiếp thị nhằm hồi phục sức mua đã mất. Nhà bán lẻ đồ gia dụng Lowe’s báo cáo doanh thu thấp hơn do doanh số bán giảm trong Quý II dù giảm ít hơn dự đoán.

Các CEO của Lowe’s cho biết nhu cầu suy yếu nhiều nhất ở thành phần khách hàng đơn lẻ, chiếm khoảng 75% số khách hàng, trong khi tăng trong nhóm nghề nghiệp nhỏ hơn, gồm các nhà thầu và thợ điện. Petco Health & Wellness cũng đang phải đối mặt với tình trạng chi tiêu thoải mái bị chậm lại sau khi được hưởng lợi từ việc hàng triệu vật nuôi mới được bán ra trong thời kỳ đại dịch. Nhà bán lẻ thức ăn cho thú cưng này và các đối thủ cạnh tranh phải quay trở lại với chiến lược khuyến mại và giảm giá từng sử dụng lần cuối vào năm 2019.

CEO Ronald Coughlin nói: “Đây thực sự là sự trở lại mức khuyến mại trước đại dịch để đưa cầu lại gần cung”. Dick’s đã cắt giảm dự báo lợi nhuận năm 2023 sau khi thu nhập Quý II giảm mạnh hơn dự báo và lượng hàng tồn kho tăng. Giám đốc tài chính Navdeep Gupta nói: “Chúng tôi nghĩ đã đưa đầy đủ các yếu tố tiêu cực vào dự báo doanh thu, nhưng do số sự cố tăng và số vụ ăn cắp hàng có tổ chức tăng nên ảnh hưởng đến doanh thu”. Đầu tháng này, các CEO tại Target và Home Depot cũng chịu một cơn gió ngược tác động xấu đến doanh thu Quý II. Foot Locker nêu rõ: “Cung yếu là nguyên nhân chính khiến công ty lỗ $5 triệu trong Quý II so với mức lãi $94 triệu trong năm ngoái. Các nguyên nhân khác là phải giảm giá nhiều hơn và các khoản phí tăng cao”.

Nhưng vẫn có tia sáng cuối đường hầm

Nở rộ nạn tội phạm bán lẻ có tổ chức cũng đang đè nặng lên Macy’s. CEO Adrian Mitchell giải thích: “Các cửa hàng phải dời những mặt hàng có tỷ lệ trộm cắp cao ra khỏi lối vào cửa hàng và số mặt hàng bày bán được thu hẹp năm thứ hai liên tiếp. Chúng tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do trộm cắp, nhưng phải mất một thời gian nữa mới có kết quả”. Ông cho biết thêm là Macy’s rất ủng hộ một đạo luật mới ngăn chặn loại tội phạm bán lẻ có tổ chức.

Báo cáo Quý II của Macy’s, Foot Locker và Dick’s đều cho thấy nhu cầu quần áo “có thương hiệu” tiếp tục giảm, bất chấp doanh thu mạnh mẽ của các thương hiệu “phong cách” nhỏ hơn. Tuần trước, Macy’s báo cáo, trang phục tập thể thao, trang phục mặc thường ngày và trang phục ngủ cũng không thoát khỏi đà suy giảm, kéo doanh thu chung đi xuống. Theo CEO Lauren Hobart của Dick’s (trụ sở tại New York) nhu cầu về các sản phẩm may mặc đang giảm dần. Doanh số bán hàng may mặc của Foot Locker cũng giảm đáng kể do người tiêu dùng cân nhắc hơn trong chi tiêu.

Minh họa: dollar-gill-unsplash

CEO Mary Dillon nêu rõ: “Công ty đặt mục tiêu đổi mới phương thức cạnh tranh để giành lại thị phần bằng cách tăng cường các chương trình khuyến mãi nhiều hơn dự định ban đầu”. Doanh số bán tại Kohl’s và Gap cũng giảm trong Quý II khi nhu cầu về trang phục tập thể dục giảm đi. Gap cắt giảm dự báo doanh thu cả năm trong bối cảnh Banana Republic có sức mua yếu. CEO mới được bổ nhiệm Richard Dickson của Gap đưa ra giải pháp: “Chúng tôi phải tạo ra sự khác biệt và tập trung làm sống lại giá trị của thương hiệu đối với người tiêu dùng”. Nhưng không phải mọi thương hiệu quần áo đều gặp khó khăn.

Abercrombie & Fitch ghi nhận doanh số bán tăng 13% trong Quý II, giúp đưa giá cổ phiếu lên cao hơn. Urban Outfitters cũng báo cáo doanh số bán cao hơn nhờ hai thương hiệu Free People và Anthropologie. Nhu cầu tăng cũng thấy ở các nhà bán lẻ giảm giá. Dollar Tree công bố doanh thu Quý II cao hơn nhưng lưu ý: “Dù có nhiều khách hàng đến cửa hàng hơn nhưng họ lại chuyển sang mua những mặt hàng giá thấp hơn và chi tiêu ít hơn trong mỗi lần mua sắm. Tỷ lệ cao của những mặt hàng có lợi nhuận thấp bán ra đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Nạn trộm cắp từ bên ngoài và trộm cắp của nhân viên là hai vấn nạn khác”. CEO Rick Dreiling nhận xét: “Những khách hàng quan tâm đến túi tiền của họ đang ưu tiên cho thực phẩm và đồ uống sau nhiều năm chi tiêu cho các sản phẩm…cứ thích là mua!”. CEO Michael O’Sullivan của chuỗi cửa hàng quần áo giảm giá Burlington Stores bộc bạch: “Số khách hàng có thu nhập thấp đông đảo của chúng tôi đang chịu áp lực nặng nề do lạm phát kéo dài và mất đi những khoản tiền trong đại dịch. Dù có cân đong thế nào thì khoản chi tiêu tuỳ thích của họ vẫn bị giảm đi đáng kể”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: