Dana Saydak, 33 tuổi, người đang làm việc trong lĩnh vực bán hàng công nghệ ở Chicago, chia sẻ rằng kể từ khi bắt đầu hẹn hò, cô tham dự khoảng 40 hoặc 50 đám cưới cả thảy.
“Có một ngày cuối tuần tôi phải đi dự hai hoặc ba buổi,” cô nói với CNBC Make It. “Phụ nữ độc thân đi dự đám cưới sẽ tốn kém hơn theo cấp số nhân.”
Thật vậy, một vị khách nữ độc thân sẽ chi $480 để tham dự một đám cưới, trong khi một khách mời có bạn đời sẽ tặng $292, theo một báo cáo mới của CouponBirds. Đàn ông độc thân gửi $442 cho mỗi đám cưới so với những người có người yêu, chi $254.
Các chi phí liên quan đến việc trở thành khách dự đám cưới – như quà tặng, chỗ ở, tiệc tùng – không thay đổi dựa trên tình trạng mối quan hệ của một người. Những ai có người yêu đi cùng có thể góp tiền trả phòng khách sạn và quà tặng, trong khi những vị khách độc thân thường phải tham dự cùng một số sự kiện với ngân sách chỉ bằng một nửa.
Trung bình, những người độc thân tặng nhiều hơn $273 để đi dự đám cưới so với những người đã có gia đình hoặc người yêu.
Allison Cullman, chuyên gia về đám cưới và phó chủ tịch tiếp thị thương hiệu tại Zola, cho biết: “Những người đi dự đám cưới một mình đôi khi phải chịu chi phí cao hơn so với những người tham dự đám cưới cùng ai đó, vì họ chỉ chịu trách nhiệm chi trả chỗ ở và quà tặng riêng lẻ.”
Theo lời Hannah Nowack, biên tập viên cấp cao của The Knot, ngay cả khi đám cưới diễn ra ở địa phương và bạn không cần trả tiền phòng khách sạn, chi phí vận chuyển cũng tăng lên. “Việc sử dụng Uber cho các sự kiện đám cưới do một người chi trả, thay vì nhiều người, sẽ tạo gánh nặng tài chính lớn hơn cho người độc thân.”
Những người tham dự một mình thường cảm thấy bị áp lực khi cũng phải tặng một món quà cưới có giá trị tương đương với những người đi “hai mình.”
Sự khác biệt về chi phí đặc biệt rõ ràng đối với các đám cưới ở điểm đến, điều mà Saydak kể lại rằng nhiều bạn bè của cô lựa chọn trong những năm gần đây. “Theo thời gian, mỗi đám cưới trong số này đều ngày càng xa nơi tôi sống. Có nhiều sự kiện hơn và giá càng tăng cũng như phải đi lại càng lâu hơn.”
Theo báo cáo của Zola năm 2024, 36% trong tổng số các cặp đôi dự định tổ chức đám cưới ở điểm đến.
Sarah Pearlman, 31 tuổi, ước tính cô đã tham dự từ 15 đến 20 đám cưới, một số ít trong số đó là lễ cưới.
Pearlman, bác sĩ phòng cấp cứu ở Boston, góp ý: “Tôi nghĩ việc đi lại quả là một vấn đề lớn và đắt đỏ hơn rất nhiều. Bạn phải bay đến bất kỳ khách sạn nào rồi mới đến đám cưới. Bạn được mời ở lại khách sạn nơi tổ chức tiệc cưới, nhưng đó thường là phòng đắt tiền.”
Theo Cullman, có nhiều cách để hạn chế chi tiêu khi tham dự đám cưới. “Hãy cân nhắc những sự kiện đám cưới nào bạn phải tham dự và những khi nên bỏ qua để tiết kiệm nhiều thứ. Bạn không nên đi dự nếu bạn phải bay tới bữa tiệc một mình.”
Nowack thì nghĩ rằng mọi người cũng có thể tiết kiệm tiền mua quà cưới bằng cách góp tiền cho ai đó để mua một món quà có giá trị hơn. “Quà tặng chung khi đi đám cưới không chỉ dành cho những người đã kết hôn và đang hẹn hò. Những vị khách đi một mình cũng nên tận dụng tối đa phương pháp này. Nếu có một món đồ có giá trị cao mà đôi uyên ương mơ ước, hãy nhờ một người bạn độc thân khác cùng hùn vốn để mua.”
Nếu cần chỗ ở, đừng ngần ngại liên lạc với một người tham dự cũng đi một mình để xem họ có muốn “share” phòng hay không.
Nowack khuyên mọi người: “Nếu một người bạn tốt và độc thân của bạn cũng sẽ có mặt tại đám cưới và cả hai bạn đều cảm thấy thoải mái khi ở chung phòng khách sạn, thì bằng mọi cách, hãy làm điều đó. Nếu làm như vậy là khác giữa việc có thể tham dự đám cưới một cách có trách nhiệm về tài chính và việc phải trả lời ‘không’ thì quyết định quà ai nấy trả sẽ rất đơn giản.”
Jen Glantz, người sáng lập Bridesmaid for Hire, đưa ra lời khuyên, rằng cách tốt nhất để không chi tiêu quá mức khi đi đám cưới là lập ngân sách và bám sát vào đó. “Bao gồm cả các sự kiện trước đám cưới. Đừng để những người khác thêm ý kiến vào việc chi tiêu của mình.”