Nợ thẻ ngân hàng “bùng nổ”

Minh họa: cardmapr-nl-unsplash

Những người đi vay ở Mỹ đang tiến gần hơn tới mức dùng hết hạn mức cho phép trên thẻ tín dụng. Tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm và tỷ lệ không trả được nợ đến hạn ngày càng tăng.

Vung tay quá trán

Một đợt mua sắm tưng bừng trong mùa nghỉ lễ có thể không vui vẻ lắm đối với những người cho vay. Dữ liệu theo dõi hàng tháng của Goldman Sachs cho thấy, các khoản vay qua thẻ tín dụng tiếp tục tăng, trung bình tăng 1.6% trong Tháng Mười so với Tháng Chín tại năm công ty phát hành thẻ tín dụng lớn nhất của Mỹ, so với mức tăng 0.7% thông thường vào mùa này. Xu hướng vay nhiều cho thấy người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi tiêu và vẫn sử dụng thẻ tín dụng để bù vào thiếu hụt tài chính.

Đây là tin vui cho các nhà bán lẻ nhưng các chủ nợ “ngồi đứng không yên”! Thống kê cho thấy dù tổng doanh số bán lẻ đã chậm lại trong Tháng Mười, nhưng thấp hơn mức cảnh báo và khá ổn định. Chứng tỏ là hoạt động mua sắm vẫn rôm rả! Cổ phiếu của một số nhà bán lẻ tăng vọt nhờ kỳ vọng người tiêu dùng sẽ mua sắm nhiều hơn trong mùa nghỉ lễ. Nhưng xét về khả năng trả lại những khoản vay thẻ tín dụng, nhiều nhà quan sát đã lên tiếng cảnh báo.

Wall Street Journal cho biết, theo dữ liệu của Goldman, tỷ lệ nợ quá hạn trung bình trên 30 ngày ở năm ngân hàng lớn đã tăng 0.16% từ Tháng Chín đến Tháng Mười, cao hơn mức tăng theo mùa thông thường là 0.06%. Đây là dấu hiệu báo động: Thói quen chi tiêu của những người Mỹ eo hẹp về tài chính là không bền vững, nếu nhìn vào thẻ tín dụng của họ. Một số người đang chi tiêu nhiều hơn hạn mức tín dụng cho phép trong một thời gian dài và cuối cùng rơi vào tình thế khó khăn khi hạn mức không còn.

Một lưu ý gần đây của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Boston (Fed Boston) cho thấy tính đến Tháng Bảy, những hộ gia đình có thu nhập dưới $50,000 một năm đã dùng hết từ 80 đến 90% số tín dụng được phép của họ nên chỉ còn lại một lượng tín dụng rất nhỏ 10% không đủ đối phó với phát sinh bất ngờ về chi tiêu. Tính đến Tháng Bảy, số chủ thẻ không thể thanh toán nợ đến hạn ở mọi lứa tuổi đều cao hơn Tháng Hai, 2020.

Hệ quả là có nhiều ngân hàng bảo lãnh tiền vay phải thu hồi khoản tín dụng cho phép còn lại, tức là không cho vay nữa. Khảo sát mới nhất của Fed trên một số lãnh đạo ngân hàng trong Quý III cho thấy nhiều ngân hàng đang siết chặt tiêu chuẩn cho vay đối với thẻ tín dụng và các khoản vay tiêu dùng khác, dẫn đến việc hạn mức tín dụng trung bình (đã được điều chỉnh theo lạm phát) hiện thấp hơn đầu năm 2020.

Minh họa: emil-kalibradov-unsplash

Tương lai bấp bênh chờ phía trước

Tất nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn giữ lại “vùng đệm tiết kiệm” để có thể bám vào khi cần thiết. Nhưng yếu tố đe dọa ăn mòn vùng đệm đó là: Đến hạn phải trả các khoản nợ dây dưa. Đáng chú ý, tốc độ mà các công ty thẻ thu được từ các khoản vay khó đòi đang chậm hơn mức bình thường trong lịch sử.

Dữ liệu của Goldman cho thấy tính đến Quý III, trung bình năm trong số những nhà cho vay thẻ lớn (card lender) chỉ thu hồi được khoảng 18% tổng số tiền đến hạn, thấp hơn trung bình khoảng 23% trong 10 năm trước. Không phải bên cho vay đang dễ dãi hơn mà vì họ không đuổi kịp tình trạng “lạm vay” tăng nhanh.

Một số người vay sẽ gặp tình trạng “trả nợ dồn” khi phải tiếp tục thanh toán khoản vay sinh viên sau một thời gian tạm ngưng. Điều đáng mừng từ góc độ kinh tế vĩ mô là khó khăn trong trả nợ chỉ tập trung chủ yếu vào một số nhóm tiêu dùng nhất định, đặc biệt là người có thu nhập thấp mà còn mang nợ sinh viên.

Theo Goldman, American Express với những con nợ giàu hơn và đáng tin cậy hơn cho biết tỷ lệ nợ quá hạn trên 30 ngày tính đến Tháng Mười chỉ khoảng 1.3%, so với trung bình hơn 4% của năm công ty cho vay khác. Thị trường việc làm mạnh mẽ cũng giúp giảm bớt áp lực nhưng bất kỳ thay đổi nào trong thị trường việc làm cũng khiến một số hộ gia đình gặp nguy hiểm về tài chính.

Ngoài thu nhập của người đi vay, thời điểm vay cũng rất quan trọng. Các khoản vay trong vài năm gần đây sẽ khó trả hơn vì người vay có xu hướng vay nhiều hơn để tiêu xài sau khi hồ sơ tín dụng của họ “đẹp” trở lại nhờ trả được các khoản nợ quá hạn cũ từ tiền trợ cấp tiêu dùng của chính phủ liên bang và các trợ cấp khác trong đại dịch. Các công ty cho vay thẻ tín dụng cũng nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay của họ.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: