Bạn thức dậy với cảm giác kiệt sức, mặc dù bạn đã ngủ đủ tám tiếng.
Sau khi thực hiện xong các thói quen buổi sáng, bạn đến chỗ làm hoặc làm tại nhà. Bạn mở máy tính ra và bắt đầu kiểm tra danh sách việc cần làm của mình như một con rô bốt. Chẳng mấy chốc đã đến tối, nhưng có vẻ như bạn chẳng làm được gì cả.
Điều này nghe có vẻ quen thuộc một cách kỳ lạ phải không?
Nhà tâm lý học Adam Grant, tác giả cuốn sách “Original: How Non-Conformist Move The World,” gọi đó chính là khi bạn rơi vào trạng thái uể oải, trống rỗng, trì trệ không cảm xúc, không cảm nhận được niềm vui nhưng không đến mức tuyệt vọng. Nó còn là cảm giác như là đang “lâng lâng, chênh vênh và không thể tập trung được.”
Tại Daydreamers, một công ty chăm sóc sức khỏe tâm thần, gọi tình trạng trên là “bánh xe của chuột hamster.” Về mặt khoa học, những điều bình thường hằng ngày kia là ba khía cạnh chính của tình trạng kiệt sức, nó sẽ chúng ta trải qua những cảm xúc như cảm thấy bị kiệt sức, hoài nghi về bản thân và làm việc kém hiệu quả.
Không có gì là ngạc nhiên khi chúng ta hiện đang sống trong một thời kỳ vắt hết sức để làm việc mà quên mất sức khỏe về tinh thần.
Bộ não của chúng ta sở hữu các dây thần kinh để tìm kiếm ý nghĩa, vẻ đẹp và sự ngạc nhiên trong tất cả những gì chúng ta làm, nếu chúng được cho phép. Và cách dễ nhất để khai thác lại hành vi bẩm sinh này của con người rất đơn giản, chính là hòa vào mạch sáng tạo.
Sáng tạo, liều thuốc giải độc cho tình trạng kiệt sức và thiếu mục đích
Có nhiều cách mà chúng ta đã được dạy để đối phó với cảm giác kiệt sức và máy móc chính là hãy tĩnh tâm, nghỉ ngơi và sống chậm lại.
Tuy nhiên, lựa chọn tốt nhất mà chúng ta có thể thực hiện để chống lại tình trạng kiệt sức là cảm nhận mình đang sống, bao gồm việc trải nghiệm cái đẹp, những điều kỳ diệu và sự kinh ngạc đi kèm của cuộc sống.
Khi chúng ta định nghĩa sự sáng tạo từ góc độ khoa học, nó không liên quan gì đến thành tích. Trên thực tế, biểu hiện của sự sáng tạo chính là cởi mở với những trải nghiệm mới, tò mò và nhìn nhận được những khoảnh khắc đẹp đẽ và đáng kinh ngạc mà chúng ta chưa từng trải nghiệm qua.
Những phẩm chất này không hề đặc biệt, chúng thực sự là những điều tạo nên con người chúng ta. Bộ não có dây thần kinh để tạo kết nối và tưởng tượng ra một điều gì đó mới mẻ, bất kể lớn hay nhỏ.
Thông thường, khi chúng ta bị mắc kẹt trong tình trạng kiệt sức, suy nghĩ của chúng ta cứ lặp đi lặp lại. Chúng ta mất tất cả cảm giác hứng thú, phấn khích và thậm chí cả mục đích sống. Chúng ta không thể tưởng tượng về một tương lai mới bởi vì chúng ta bị mắc kẹt trong một vòng lặp đi lặp lại.
Tương tự, trí tưởng tượng và sự sáng tạo cũng là một “vòng luẩn quẩn.” Ngay cả khi bạn đang cảm thấy tồi tệ, chỉ bằng cách thực hành chúng một cách nhất quán, bạn có thể đưa bộ não của mình đi theo một “vòng tròn lẩn quẩn nhưng hướng đến sự tích cực.”
Khi bạn làm một điều gì đó sáng tạo, chẳng hạn như ngồi vẽ vời một cách ngẫu nhiên, hay viết nhật ký, thậm chí chỉ làm những điều này trong vòng từ 10 đến 15 phút, bạn sẽ thấy cảm giác mệt mỏi, chán chường và kiệt quệ giảm đi rõ rệt.
Làm thế nào để tạo nên “dòng chảy sáng tạo” (creative flow)?
Nếu thiền là biểu hiện của sự tĩnh lặng và tách biệt, thì sáng tạo gần như ngược lại. Nó đòi hỏi sự vận động tích cực.
Theo nhà báo Mihaly Csikszentmihalyi, tác giả cuốn sách “Flow,” dòng chảy sáng tạo đang hoàn toàn tham gia vào một hoạt động vì lợi ích riêng của nó. Bản ngã biến mất. Thời gian trôi. Mọi hành động, chuyển động và suy nghĩ chắc chắn sẽ theo sau cái đứng trước, như cách ta chơi nhạc jazz.
Trong thế giới hiện đại của chúng ta, dòng chảy sáng tạo thường được đánh đồng với việc giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn, nhưng đây là một quan niệm sai lầm.
Theo định nghĩa, dòng chảy sáng tạo là một trải nghiệm tự động, có nghĩa là nó đòi hỏi chúng ta phải có động cơ thật. Về bản chất, dòng chảy sáng tạo xuất hiện khi chúng ta đang làm điều gì đó mà chúng ta yêu thích, đến nỗi chúng ta chìm đắm trong công việc trong khi mất hết cảm giác về thời gian và không gian. Chúng ta trở thành một vào thời điểm này.
Điều thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi thực hành dòng chảy sáng tạo là đó là để sống một cuộc sống ý nghĩa và trọn vẹn.
Nhưng tham gia vào dòng chảy sáng tạo không có nghĩa là cuộc sống của bạn cần phải thay đổi trên diện rộng. Ngay cả khi đi bộ trên một cung đường mới hoặc nhận ra vẻ đẹp trong đống quần áo mới được gấp lại, bạn đã kết nối nhiều hơn với mục đích “nhỏ.”
Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thử nghiệm với việc kết hợp dòng chảy vào cuộc sống của mình.
1. Tìm một hoạt động bạn thích (hoặc tưởng tượng bạn có thể thích)
Niềm vui là một cảm xúc bị đánh giá thấp trong thế giới của chúng ta. Nó thậm chí có thể bị cho là phù phiếm, nhưng nó là cốt lõi của hạnh phúc. Vì bản chất của dòng chảy là thúc đẩy, hãy dành không gian để chú ý đến các hoạt động sáng tạo mà khi ấy thời gian dường như biến mất. Bạn không cần phải biết rõ chúng là gì. Đó có thể là việc nấu bữa tối, trang điểm hoặc thậm chí suy nghĩ về cách bạn muốn trang trí lại ngôi nhà của mình.
2. Biến nó thành một thói quen
Hãy nhớ rằng dòng chảy sáng tạo là một “vòng luẩn quẩn.” Để gặt hái được hạnh phúc, chúng ta không thể chỉ làm nó một hay hai lần một năm. Hãy tìm cách kết hợp nó vào thói quen hằng tuần của bạn bằng việc kết hợp nó với các thói quen chăm sóc cá nhân khác mà bạn đã làm.
3. Lưu ý khi bạn cần thực hiện thử thách
Sự nhàm chán là điểm khởi đầu cho tư duy sáng tạo vì nó đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu câu hỏi đầu tiên: “Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi thứ có thể khác đi?”
Thay vì coi sự buồn chán là dấu chấm hết, hãy nghĩ về nó như một thử thách để quay lại với dòng chảy sáng tạo. Đây là nơi sáng tạo xuất hiện và nơi để sử dụng trí tưởng tượng của bạn.