Sống tích cực không có nghĩa lúc nào cũng vui vẻ

(minh họa: Diego/Unsplash)

Ngay cả trong những ngày buồn tẻ, bạn biết rằng sẽ có những ngày tốt đẹp hơn. Cố gắng duy trì sự tích cực không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải vui vẻ.

“Bản chất của một tình huống không quan trọng. Cái quan trọng là việc chúng ta phản ứng tiêu cực hay tích cực về tình huống đó.” – Zig Ziglar

Tích cực là một tư duy tập trung vào việc tìm kiếm những điều tốt đẹp trong mọi tình huống, ngay cả khi nó tồi tệ đến đâu.

Đó là việc duy trì một thái độ tích cực, ngay cả khi bạn cảm thấy buồn bã, không thoải mái.

“Hạnh phúc không phải là không có gì phải lo. Hạnh phúc là khả năng giải quyết mọi vấn đề.” – Steve Maraboli

Hãy tưởng tượng bạn vừa bị đuổi việc. Bạn có thể cảm thấy rất buồn bã và chán nản về điều đó, nhưng bạn có thể cố gắng duy trì sự lạc quan bằng cách tìm kiếm những cơ hội mới và tập trung vào những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đã có được từ công việc trước đây.

Hạnh phúc là khả năng giải quyết mọi vấn đề. (minh họa: Unsplash)

Bạn đang đối mặt với một tình huống khó khăn, chẳng hạn như đang bị bệnh. Mặc dù bạn đang rất mệt mỏi và đau nhức, bạn có thể cố gắng duy trì thái độ tích cực bằng cách nghĩ về tương lai khi mình khỏi bệnh và những lo lắng mà bạn có được từ những người thân yêu.

“Tìm thấy mặt tích cực qua mọi chuyện thì vẫn tốt hơn là không có gì tiêu cực.” – Elbert Hubbard

Suy nghĩ tiêu cực lắm lúc cũng có lợi

Lời khuyên “lúc nào cũng phải tích cực” xuất hiện rất nhiều, dưới các hình dạng khác nhau, chẳng hạn: Hạnh phúc là một lựa chọn. Cứ hạnh phúc thôi, sao không được? Cuộc sống của bạn rất tuyệt vời. Bạn không nên lo lắng. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng những lời khuyên như vậy nhiều khi không tốt, không chỉ bởi vì nó thể hiện sự thiếu đồng cảm và thấu hiểu mà còn bởi vì, những cảm giác buồn bã, lo lắng và giận giữ cũng là những trải nghiệm quan trọng.

Trong bài đăng trên Tạp chí Scientific American, chuyên gia điều trị bằng liệu pháp tâm lý Tori Rodriguez giải thích vai trò của các cảm xúc tiêu cực trong trải nghiệm của con người. Việc lờ đi hay đàn áp những suy nghĩ tiêu cực này có thể kéo theo những hiệu ứng không mong muốn trong đời sống tinh thần.

Những cảm xúc không hài lòng cũng quan trọng giống như những cảm xúc tích cực trong việc giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của những thăng trầm trong cuộc sống. Thiếu đi cảm xúc tiêu cực, chúng ta không thể đánh giá những trải nghiệm của mình hay trải nghiệm được cảm giác hài lòng thực sự. Rodriguez sử dụng một loạt các nghiên cứu để vạch ra những hệ quả tích cực của các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Những nỗ lực đàn áp các cảm xúc như giận dữ hay buồn bã có thể thực sự làm giảm cảm giác hài lòng.

Những cảm xúc không hài lòng cũng quan trọng giống như những cảm xúc tích cực trong việc giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của những thăng trầm trong cuộc sống. (minh họa: Unsplash)

Mặc cho xu hướng hướng tới suy nghĩ tích cực của xã hội, điều mà có thể dẫn tới nhiều người cảm thấy mặc cảm về những suy nghĩ tiêu cực của họ, việc liên tục cố gắng tích cực có thể đi kèm với nhiều rủi ro. Thứ nhất, đàn áp suy nghĩ nghĩa là chúng ta không thể đánh giá chính xác những trải nghiệm của cuộc sống. Nếu chúng ta không cho phép bản thân tiêu cực thì khi đó sự hài lòng từ việc tích cực sẽ giảm xuống. Vì bà giải thích, “các nỗ lực đàn áp suy nghĩ có thể phản tác dụng và thậm chí là làm giảm cảm giác hài lòng.” Thứ hai, các cảm xúc tiêu cực có khả năng quan trọng với sự tồn tại của con người. Sự tiêu cực liên quan đến vấn đề sức khỏe hay mối quan hệ, hay công việc làm rõ với chúng ta rằng có vấn đề đã xảy ra. Nó cảnh báo cho chúng ta về những thứ mà cần phải chú ý và rằng chúng ta cần thay đổi.

Tích cực không có nghĩa là mọi thứ đều hoàn hảo hay việc bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc. Tích cực là khi bạn có thể nhìn ra mặt lợi trong mọi chuyện, dù chúng có ra sao đi nữa.

“Cuộc sống tốt không phải là lúc nào chúng ta cũng có được những lá bài tốt, mà đôi khi lại là chúng ta chơi tốt những lá bài dở.” – Jack london

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: