Dù các chuyên gia đang nghiên cứu về mối liên hệ giữa thịt với bệnh tim có thể sẽ bác bỏ ý kiến này, nhưng mọi người đều cần ăn thịt.
Georgia Ede, bác sĩ được đào tạo tại Harvard, chuyên về khoa học dinh dưỡng và chuyển hóa não, từ lâu đã tò mò về mối quan hệ giữa thực phẩm và sức khỏe tổng thể và não bộ, chia sẻ cô vẫn chưa tìm thấy lý lẽ đáng tin cậy, hợp lý nào liên quan đến sự nguy hại khi ăn thịt, gồm thịt đỏ, hải sản và thịt gia cầm.
“Trên thực tế, không có nhóm thực phẩm nào đủ dinh dưỡng, an toàn hoặc dễ mua, về mặt địa lý, là khẩu phần ăn uống tối ưu của con người. Vì vậy, nếu tôi chỉ có đủ khả năng để mua một loại thực phẩm, tôi sẽ ưu tiên mua thịt,” cô nói.
Tại sao thịt lại tốt? Theo Ede, thịt rất tốt cho sức khỏe đường ruột vì nó không gây kích ứng, dễ tiêu hóa và hỗ trợ mức insulin khỏe mạnh mà không làm tăng lượng đường trong máu.
Loại thực phẩm này cũng cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng mà cơ thể cần, bao gồm cả một số chất khó hoặc không thể có được từ thực vật. Ví dụ, thịt là nguồn cung cấp mọi loại vitamin B cần thiết, bao gồm B7 – chứa rất ít trong thực vật, và B12 – vitamin mà bạn hoàn toàn không thể có được, nếu chỉ ăn rau củ.
Ngoài ra, chỉ có thịt mới chứa sắt heme, một dạng sắt dễ hấp thụ ít nhất ba lần so với sắt không heme trong thực vật. Hơn nữa, chỉ những loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật mới chứa dạng MK-4 của vitamin K2, một chất dễ hấp thụ và giúp duy trì sức khỏe não bộ.
Một số nhà khoa học còn lập luận rằng ăn thịt là như cầu cơ bản của con người. Nó tạo ra năng lượng để hoạt động, xử lý các vấn đề về tiêu thụ chất xơ và thực vật, trong khi con người tập trung vào việc phát triển bộ não của mình.
Những cách để bổ sung thịt vào khẩu phần ăn uống của bạn cho đúng cách:
-Chọn các loại thịt tốt cho sức khỏe. Hãy chọn thịt từ động vật hoang dã, nếu được, hoặc gia cầm, được tiếp cận nhiều với môi trường ngoài trời và được áp dụng khẩu phần ăn phù hợp với từng loài.
-Đừng để chất lượng lấn át số lượng. Nếu bạn không thể mua được thịt chất lượng cao, hãy chọn loại vừa phải thay vì không ăn.
-Đa dạng về loại thịt. Động vật có da, cá béo, vịt và gan gia cầm đều là những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, thường dùng để thay thế cho thịt đỏ (thịt động vật có vú).
-Chọn thịt tươi. Lựa loại thịt tươi ngon (hoặc mới đông lạnh), chưa qua chế biến.
-Đừng ngại ăn chất béo động vật. Những miếng thịt có kèm mỡ sẽ có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng hơn và thường rẻ hơn. Tuy nhiên, mỡ heo và mỡ gia cầm từ động vật được nuôi thông thường có thể chứa nhiều acid linoleic, một loại acid béo omega-6 có xu hướng phân hủy thành các phụ phẩm độc hại, gây ra stress oxy hóa, có tác động tiêu cực đến toàn bộ não và những phần còn lại của cơ thể.
-Chế biến vừa phải. Đừng nấu nướng thịt quá chín, vì điều này sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và hương vị của miếng thịt. Luôn nhớ cắt bỏ những phần thịt bị cháy đen khi nướng hoặc nấu ở nhiệt độ cao.
-Cẩn thận về mức độ protein mà bạn tiêu thụ. Mặc dù lượng protein cần thiết là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, trọng lượng cơ thể lý tưởng, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố khác, nhưng hầu hết những người trưởng thành đều cần khoảng từ 0.6 đến 1 gram protein cho mỗi pound trọng lượng cơ thể.
Ví dụ như một phụ nữ có trọng lượng cơ thể là 125 lbs sẽ cần ít nhất 75 gram protein mỗi ngày – gần bằng lượng có trong một pound thịt nạc xay 85% (chỉ chứa hơn 5 gram protein mỗi ounce).
-Đừng ăn uống quá mức. Ăn quá nhiều protein cũng làm cho mức độ insulin tăng cao. Thậm chí chỉ một chút ở một số người, mức độ glucose cũng tăng lên, dễ mắc bệnh tiểu đường hơn.
Vẫn còn rất nhiều thắc mắc về mặt dinh dưỡng, nhưng để giải đáp cho câu hỏi “Có cần ăn thịt không?” Rất tự tin, bác sĩ Ede trả lời: “Có!”