Căng thẳng mãn tính, rất nguy hiểm!

Khó tập trung khi làm việc là một trong những dấu hiệu của stress. (Minh họa: Getty Images)

Căng thẳng tạm thời là một trải nghiệm thường ai cũng đều gặp, nhưng nếu tình trạng căng thẳng cứ kéo dài, trở thành mãn tính, lại là chuyện khác, rất nguy hiểm!

Có những phản ứng cá nhân liên quan đến căng thẳng, nhận thức và sức khỏe tâm thần. Do đó, các yếu tố cá nhân phải được xem xét để hiểu rõ tác động của chứng bệnh căng thẳng mãn tính.

Chứng căng thẳng mãn tính là gì?

Căng thẳng có tác động tích cực hay tiêu cực đến một người là tùy thuộc vào bản chất của nguyên nhân gây ra nó. Những căng thẳng mang tính tích cực sẽ góp phần cải thiện kỹ năng tư duy và giúp bạn đối phó với những tình huống mà bạn cần phải thể hiện, chẳng hạn như trong một kỳ thi, một buổi thuyết trình. Nó cũng giúp cải thiện khả năng suy nghĩ của bạn, chẳng hạn như việc tìm ra cách giải quyết vấn đề ngay tại chỗ. Nhưng khi triệu chứng này kéo dài, nó sẽ gây ra những suy sụp về mặt tinh thần và khiến cho bạn suy nghĩ quá nhiều thì nó lại trở thành “chứng căng thẳng mãn tính”.

Có những hoạt động hàng ngày dẫn đến căng thẳng kinh niên, trong đó phổ biến là những thách thức về tài chính và áp lực công việc. Cách thức căng thẳng mãn tính ảnh hưởng khác nhau từ người này sang người khác.

Có những triệu chứng mà khi bạn nhìn thấy, rất có khả năng bạn đã bị căng thẳng mãn tính.

Ví dụ như: Khó ngủ, thiếu tập trung, suy nghĩ vô tổ chức, đau đầu, mệt mỏi,…

Tác động lâu dài của căng thẳng mãn tính đối với cơ thể
Trong hệ thống nội tiết, tuyến thượng thận thường giải phóng một loại hormone gọi là cortisol hay “hormone căng thẳng”. Cortisol có rất nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm giúp cơ thể phản ứng với căng thẳng hoặc nguy hiểm và giảm huyết áp.

Khi quá nhiều cortisol được giải phóng vào cơ thể do căng thẳng mãn tính, gây tăng huyết áp, yếu cơ ở bắp tay và đùi, tiểu đường và lượng đường trong máu cao.

Căng thẳng mãn tính cũng thường gây ra các vấn đề về hô hấp dẫn đến tức ngực và khó thở, đặc biệt đối với bệnh nhân hen suyễn. Ngoài ra còn có một mối liên hệ trực tiếp giữa não và ruột, vì vậy nếu thường xuyên cảm thấy căng thẳng, bạn cũng có thể bị khó chịu về tiêu hóa.

Hơn nữa, ham muốn tình dục thấp là một tác dụng phụ phổ biến của chứng căng thẳng mãn tính. Các triệu chứng bao gồm rối loạn cương dương ở nam giới và kinh nguyệt không đều ở nữ giới.

Tác động của chứng căng thẳng mãn tính đối với sức khỏe tâm thần và các mối quan hệ
Tâm trí và não bộ là những phần chính mà căng thẳng mãn tính xảy ra nhiều nhất. Thay đổi tâm trạng, lo lắng và trầm cảm là những tác động phổ biến của căng thẳng mãn tính đối với sức khỏe tâm thần.

Nếu bị stress quá độ sẽ khiến con người có những suy nghĩ tiêu cực. (minh họa: Christian Erfurt/Unsplash)

Ảnh hưởng của sự căng thẳng lên tâm trí khiến bạn khó tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên hơn, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Mức độ căng thẳng cao liên tục cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ và giá trị bản thân.

Các cách để phòng tránh chứng căng thẳng mãn tính
Căng thẳng mãn tính có thể trở nên quá sức chịu đựng đến mức dường như không có giải pháp nào. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có cách giải quyết, thậm chí căng thẳng mãn tính nằm trong phạm vi được khắc phục.

Xác định các yếu tố gây căng thẳng của bạn là cách đầu tiên để quản lý căng thẳng mãn tính. Một vấn đề không thể được giải quyết cho đến khi nguyên nhân được xác định. Mọi căng thẳng đều có một yếu tố kích hoạt; xác định những yếu tố gây căng thẳng này sẽ giúp phát triển các phương pháp cơ bản để đối phó với căng thẳng mãn tính.

Dưới đây là một số bước cơ bản:

1.Những kỹ thuật thư giãn: Học và thực hành các kỹ thuật thư giãn là một cách hiệu quả để vượt qua căng thẳng mãn tính. Các kỹ thuật thư giãn bao gồm yoga, tập thở sâu, thiền và xoa bóp. Kỹ thuật này có một cách tuyệt vời để đưa tâm trí đến trạng thái bình tĩnh.

Hãy nhớ rằng nếu tâm trí được quản lý và chữa khỏi căng thẳng, thì toàn bộ hệ thống cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn.

Tâm trí được quản lý và chữa khỏi căng thẳng, thì toàn bộ hệ thống cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn. (minh họa: Unsplash)

2.Đặt ra những ưu tiên: Để tránh bị căng thẳng do quá tải, phát triển một hệ thống trong đó bạn đặt nhiệm vụ của mình theo mức độ quan trọng nhất. Thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm. Bắt đầu với điều quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn.

3.Ăn uống lành mạnh cũng là một cách tốt để giảm thiểu các tác nhân gây căng thẳng. Việc chán ăn thường xảy ra khi ai đó cảm thấy căng thẳng nhưng hãy vẫn nên ăn uống lành mạnh và tránh đồ ăn vặt.

Khi nào thì bạn cần đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp?
Bất cứ khi nào bạn cố gắng kiểm soát bản thân mà không hiệu quả, hãy cân nhắc tìm kiếm sự trợ giúp và hỗ trợ từ chuyên gia. Nói chuyện với một nhà trị liệu, một người bạn thân, một đồng nghiệp tại nơi làm việc hoặc một thành viên trong gia đình. Ngoài ra, tham gia vào các nhóm hỗ trợ và tham dự các chương trình về sức khỏe tâm thần.

Cuối cùng, việc dành thời gian để làm điều gì đó bạn yêu thích sẽ giúp thư giãn và tăng cường sức khỏe tinh thần tổng thể. Tìm một sở thích, những gì bạn thích làm và bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng, hãy dành thời gian để làm việc đó để giữ cho tâm trí bạn luôn bình tĩnh.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: