Cảnh báo: Vi khuẩn ‘tốt’ vẫn có thể là gây hại

(minh họa: CDC/Unsplash)

Các nhà khoa học đang cảnh báo rằng chất bảo quản thực phẩm thông thường có khả năng gây hại cho sức khỏe đường ruột.

Nisin thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm từ sữa như phô mai, kem phô mai, sữa chua và các sản phẩm từ thịt để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Nó được xem là một chất bảo quản tự nhiên và không gây tác dụng phụ đáng kể đối với sức khỏe con người.

Nisin không độc, không kích thích tăng trưởng, có hoạt tính chống Clostridiumnên hiện nay, nisin trở thành chất bảo quản thực phẩm hiệu quả. Từ những năm 1951, các nhà nghiên cứu bắt đầu kiểm tra khả năng ứng dụng của nisin trong thực phẩm, và chứng minh việc sử dụng chủng vi khuẩn lactic sinh nisin làm giống khởi động có thể ngăn chặn sư hư hỏng phô-mai, gây ra bởi Clostridium butulium. Cũng trong thời gian đó nhiều nhà nghiên cứu khác đã sử dụng chủng vi khuẩn sinh nisin vào quá trình lên men phô-mai để ức chế sự lên men butyric của các vi khuẩn gây hư hỏng.

Tuy nhiên, mặc dù những thứ này rất hiệu quả trong việc loại bỏ các bệnh do thực phẩm gây ra, nhưng cũng làm tổn hại đến các vi khuẩn “tốt” trong ruột của con người.

Zhenrun “Jerry” Zhang, một học giả làm việc trong phòng thí nghiệm của Eric Pamer tại University of Chicago, cho biết trong một tuyên bố: “Về bản chất, Nisin là một loại kháng sinh đã được thêm vào thực phẩm từ rất lâu, nhưng tác động của nó đến những loại vi trùng trong đường ruột như thế nào, vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.”

Những vi khuẩn “lành mạnh” này – được gọi chung là hệ vi sinh vật đường ruột – được biết là đóng một vai trò quan trọng trong mọi thứ của cơ thể, từ tiêu hóa đến khả năng miễn dịch và sức khỏe tâm thần, vì vậy việc tiêu diệt chúng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tổng thể của mỗi người.

(minh họa: Unsplash)

Việc tiêu diệt vi khuẩn tốt cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn “xấu” xâm chiếm đường ruột, vì chúng ít có sự cạnh tranh với các vi khuẩn khác.

Điều thú vị là một số vi khuẩn đường ruột “lành mạnh” này cũng có khả năng tạo ra các hợp chất lantibiotic, mặc dù thường ở một lượng rất nhỏ.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí ACS Chemical Biology, Zhang và các đồng nghiệp của mình đã phân lập các chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ ruột này và kiểm tra xem chúng có khả năng tương tác như thế nào với các vi trùng gây bệnh cũng như vi khuẩn có lợi trong ruột của mỗi người. Những gì họ phát hiện ra là các vi khuẩn đường ruột “tốt” cũng dễ bị tổn thương bởi lantibiotic, giống như các vi khuẩn “xấu” gây bệnh.

Zhang cho biết: “Khám phá của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy cộng sinh trong ruột dễ bị nhiễm lantibiotic và đôi khi nhạy cảm hơn cả mầm bệnh. Với mức độ lantibiotic hiện có trong thực phẩm, rất có thể chúng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột của chúng ta.”

Công trình này dựa trên một thí nghiệm trước đây về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nisin và những thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu từ University College Cork của Ireland phát hiện ra rằng ngay cả nồng độ nisin thấp cũng di chuyển được qua đường tiêu hóa và làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ở phần ruột già.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: