Chất chống cháy: Thủ phạm gây sinh non!

(Hình minh họa: Frank Alarcon/Unsplash)

Phát hiện mới của các nhà nghiên cứu tại UC Davis phát hiện ra một chất hóa học được tìm thấy trong các sản phẩm dành cho trẻ em, có liên quan đến việc sinh non. Theo Newsweek.

Theo nghiên cứu mới trên tạp chí Environmental Health Perspectives, việc tiếp xúc với một số chất chống cháy este organophosphate, còn được gọi là OPE, trong thời kỳ mang thai có khả năng gây sinh non, trong khi các chất OPE khác lại khiến trẻ có cân nặng cao hơn bình thường.

Chất OPE được dùng để chế tạo rất nhiều thứ, bao gồm đồ nội thất, sản phẩm trẻ em, đồ điện tử, dệt may và vật liệu xây dựng, cũng là chất chống cháy được sử dụng để ngăn chặn hỏa hoạn và cũng để sản xuất các sản phẩm bằng nhựa.

Những hóa chất này được sử dụng ngày càng nhiều từ giữa những năm 2000, khi chất chống cháy polybrominated bị loại bỏ do dấy lên mối lo ngại về độc tính, và sau đó được thay thế bằng OPE. Tuy nhiên, chất OPE phân hủy theo thời gian và trở thành dạng hạt, được tìm thấy trong bụi và do đó xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc đường hô hấp.

OPE thường được nhìn thấy trong xét nghiệm nước tiểu của rất nhiều người trên khắp Hoa Kỳ, khiến các nhà nghiên cứu tại UC Davis phải điều tra xem liệu chúng có ảnh hưởng gì đến phụ nữ mang thai và trẻ trong bụng mẹ hay không.

“Tầm quan trọng của nghiên cứu này nằm ở việc làm sáng tỏ tác động tiềm tàng của việc tiếp xúc với các hóa chất trong một số môi trường khi đang mang thai đối với sự phát triển của thai nhi. Những phát hiện đó giúp chúng tôi hiểu biết hơn về cách các hóa chất này đang âm thầm gieo mầm cho những thách thức lâu dài về sức khỏe của những thế hệ mai sau,” tác giả nghiên cứu – Jiwon Oh, một học giả về sức khỏe môi trường và nghề nghiệp tại UC Davis, cho biết trong một tuyên bố.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 6,646 mẹ và con trên khắp nước Mỹ trong thí nghiệm mang tên Environmental Influences on Child Health Outcome (EICHO). Họ đo chín dấu hiệu sinh học OPE trong nước tiểu của người mang thai từ năm 2007 đến năm 2020, hầu hết các mẫu được lấy trong quý thứ hai và thứ ba của thai kỳ. Họ cũng sử dụng dữ liệu về kết quả sinh nở của những đứa trẻ, bao gồm cân nặng khi sinh và tuổi thai (mức độ sinh non của trẻ).

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong số chín dấu hiệu OPE, sau khi nhìn vào xét nghiệm nước tiểu, sự hiện diện của ba dấu hiệu trong số đó có liên quan đến việc tăng nguy cơ sinh non, được định nghĩa là sinh trước 37 tuần. Các chất OPE này bao gồm các hóa chất dibutyl phosphate, di-isobutyl phosphate và bis(butoxyethyl) phosphate.

Mối liên hệ này đặc biệt rõ ràng hơn đối với trẻ sơ sinh là nữ giới.

(minh họa: Jimmy Conover/Unsplash)

Sinh non chưa đủ tháng là nguyên nhân dẫn đến một số vấn đề, trong đó trẻ sinh non có nhiều khả năng mắc các bệnh lâu dài, như hen suyễn và các vấn đề về ăn uống, cũng như chậm phát triển. Các bé sinh non cũng có nguy cơ mắc hội chứng “đột tử ở trẻ sơ sinh.”

Một số chất OPE khác được phát hiện có liên quan đến lý do một số trẻ sơ sinh có cân nặng cao hơn bình thường, bao gồm các chất bis (1-chloro-2-propyl) phosphate, bis(2-methylphenyl) phosphate và dipropyl phosphate. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Deborah Bennett, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư về sức khỏe môi trường tại UC Davis, cho biết: “Có hơn 6,000 trường hợp mang thai được đưa vào nghiên cứu này và với một quy mô lớn như vậy, chúng tôi rất tự tin về những phát hiện của mình.”

Bennett nói thêm: “Cần xem xét các lựa chọn về chính sách nhằm giảm thiểu phơi nhiễm với chất chống cháy este organophosphate.” Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng tác động của OPE có khả năng phát sinh do chúng là chất gây rối loạn nội tiết (các tuyến sản xuất hóc-môn), gây viêm và stress oxy hóa, có thể dẫn đến sinh non.

“Vì OPE là từ vật liệu xây dựng, dệt may, điện tử và các sản phẩm khác, nên người tiêu dùng khó mà lựa chọn những sản phẩm khác không chứa OPE,” Oh nói. “Chỉ những thay đổi chính sách và quy định, mới giảm thiểu rủi ro này được.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: