Đường huyết là thuật ngữ chỉ lượng đường được tìm thấy trong máu của bạn. Đó là nguồn năng lượng chính của cơ thể.
Lượng đường trong máu cao gây ra bệnh tiểu đường với những biến chứng nguy hiểm của nó. Chính vì thế, mọi người cố gắng ngăn chặn “sự tăng đột biến lượng đường trong máu.”
Lucia Stansbie, nhà trị liệu dinh dưỡng đã đăng ký, nói: “Mức đường huyết sẽ tăng và giảm khi bạn ăn một bữa ăn có chứa carbohydrate và đường, chẳng hạn như mì ống trắng, gạo và bánh mì, bánh quy, kẹo, bánh ngọt, đồ uống có cồn và trái cây sấy khô. Tăng lên là hoàn toàn bình thường, nhưng mức tăng cao như thế nào và duy trì ở mức cao bao lâu tùy thuộc vào chất lượng cũng như số lượng carbohydrate. Những đợt tăng đột biến có thể dẫn đến các đợt tăng đường huyết, sau đó là những đợt giảm mạnh được gọi là các đợt hạ đường huyết.”
Eli Brecher, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký của tổ chức chăm sóc sức khỏe ARVRA, cho biết chính những đột biến mạnh này là những điều nên tránh. Vì khi lượng đường huyết này tăng đột biến và kéo theo đó là sự sụt giảm nghiêm trọng ngay sau đó, về lâu dài, điều này góp phần gây viêm trong cơ thể và có thể dẫn đến các bệnh như bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Một số dấu hiệu bạn có thể đang gặp vấn đề về lượng đường trong máu bao gồm:
-Thường xuyên đói hoặc đói dữ dội, thường liên quan đến sự thay đổi tâm trạng và cảm giác choáng váng
-Cảm giác ‘nôn nao’
-Tăng sự lo lắng, khó chịu và sương mù não
-Mệt mỏi, năng lượng dao động và suy sụp vào giữa buổi chiều
-Tăng cân
-Đi tiểu thường xuyên
-Khát nước liên tục.
Khi thấy vài trong số những dấu hiệu này, bạn nên gặp bác sỹ để tham khảo ý kiến.
Thực phẩm có thể ổn định lượng đường trong máu
Chuyên gia lưu ý, khi xây dựng một bữa ăn, hãy nghĩ đến việc kết hợp cân bằng protein và chất béo lành mạnh với một phần carbohydrate từ nhỏ đến trung bình, đồng thời tránh carbohydrate là trọng tâm của bữa ăn để giúp hỗ trợ phản ứng đường huyết.
Chất xơ, còn được gọi là thức ăn thô, là nhóm thực phẩm quan trọng trong việc giảm lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm tiêu thụ đường, một loại carbohydrate khác. Brecher nói: “Hãy cân nhắc việc thay thế carbohydrate tinh chế màu trắng như bánh mì trắng, mì ống và gạo bằng loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì nâu, mì ống nguyên hạt và gạo nâu hoặc đen. Cũng như ngũ cốc nguyên hạt, bạn có thể tìm thấy chất xơ trong rau, trái cây, đậu, các loại đậu, quả hạch và hạt.”
Chất đạm (protein), có thể giúp ổn định lượng đường trong máu vì những thực phẩm này phân hủy thành glucose chậm hơn carbohydrate, điều này có thể ngăn chặn bất kỳ sự tăng vọt nào.
Brecher khuyến nghị bạn nên ăn thêm các loại protein như cá, trứng, đậu, đậu lăng, đậu xanh và các loại hạt.
“Để có chất béo lành mạnh, hãy ăn các loại cá có dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi hoặc cá cơm, cũng như bơ, dầu ô liu, các loại hạt, quả hạch và bơ hạt,” Brecher cho biết thêm. “Khi chọn đồ ăn nhẹ, các quy tắc tương tự cũng được áp dụng, kết hợp protein, chất béo và chất xơ. Một số ý tưởng ăn nhẹ thân thiện với lượng đường trong máu bao gồm lát táo với bơ hạnh nhân, món hummus với cà rốt, một nắm quả óc chó với hai miếng sô cô la đen (75% + ca cao), một quả trứng luộc chín có thể kèm với nửa quả bơ, sữa chua Hy Lạp với quả mọng.”
(theo Yahoo Life)